chiến tranh Nga - Nhật kết thúc. Đế quốc Nhật thắng Nga hoàng.
Cụ Phan Chu Trinh mở trường học, bí mật truyền bá chủ nghĩa yêu nước
và công kích bọn cầm quyền Pháp. Vì vậy, Cụ bị kết án tử hình, nhưng
được Hội Nhân quyền Pa – ri cứu.
Cụ Phan Bội Châu sang Nhật, sau sang Trung Quốc. Ở nước ngoài, Cụ
kêu gọi nhân dân Việt Nam làm cách mạng. Những bài thơ của Cụ được bí
mật truyền tụng trong nhân dân Việt Nam.
Năm 1907, lần đầu tiên nông dân các tỉnh Trung bộ nổi dậy chống thuế.
Họ đi tay không, không có khí giới. Họ chỉ yêu cầu giảm thuế. Để tỏ tình
đoàn kết nhất trí, họ đều cắt tóc ngắn và gọi nhau là "đồng bào".
Bọn Pháp dùng khủng bố đại quy mô để trả lời họ. Chúng giết hơn một
nghìn người cầm đầu và những người bị nghi là có dính dáng đến việc đó.
Nhà tù chật ních người. Những người cất giấu báo chí Trung Quốc hoặc
báo chí gì khác, nếu giặc tìm ra, đều bị trừng phạt nặng.
Hầu hết các phần tử trí thức yêu nước đều bị bắt bỏ tù. Những nhà học
giả nổi tiếng được nhân dân kính mến cũng bị chém đầu.
Bon Pháp gọi phong trào ấy là "án đồng bào cắt tóc" vì nông dân dùng
hai tiếng "đồng bào" để gọi nhau.
Đó là tình trạng trong nước và ngoài nước, khi Chủ tịch Hồ Chủ tịch còn
là người thiếu niên mười lăm tuổi. Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và
rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, anh đã có chí
đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí mật,
nhận công việc liên lạc. Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng
Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán
thành cách làm của một người nào. Vì:
Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh
nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương.
Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy
hiểm, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".