• Tác động tài chính – liên quan tới việc một hạng mục cung cấp tác động
lên lợi nhuận, được đo lường bằng các tiêu chí như: lượng mua, tỷ trọng
trên tổng chi phí mua hàng và tăng trưởng kinh doanh. Số lượng mua hoặc
tổng tiền liên quan càng lớn, tác động tài chính càng cao.
• Rủi ro nguồn cung – liên quan tới độ phức tạp của nguồn cung, được đánh
giá theo các tiêu chí như: độ sẵn có, số lượng nhà cung cấp, nhu cầu cạnh
tranh, cơ hội tự thực hiện hay mua ngoài, rủi ro lưu kho, và các khả năng
thay thế. Nguồn cung cho một sản phẩm chỉ từ một nhà cung cấp mà không
có nguồn thay thế thường là dấu hiệu của rủi ro nguồn cung cao.
Cuối cùng, cần xác định ranh giới giữa bốn góc phần tư bởi những gì phân
biệt chính xác mức độ cao hay thấp đối với cả rủi ro nguồn cung và tác
động tài chính đều ít nhiều thay đổi. Điều này dẫn tới việc sơ đồ hóa các
phân đoạn trong ma trận và gợi ý về chiến lược mua hàng nên thực hiện.
Tuy nhiên cần chú ý rằng chiến lược mua hàng phù hợp không chỉ đơn
thuần được xác định hợp lý bởi việc phân loại sản phẩm mà còn bởi các lựa
chọn chiến lược của tổ chức. Những khía cạnh cảm xúc và tương quan
cũng quan trọng trong việc lựa chọn và duy trì các nhà cung cấp.
KẾT LUẬN
Mô hình Kraljic cung cấp cách tiếp cận quản lý danh mục toàn diện đầu
tiên đối với hoạt động quản lý thu mua và nguồn cung. Những ý tưởng và
công thức chủ đạo của Kraljic đã trở thành cách tiếp cận vượt trội trong
lĩnh vực. Ma trận Kraljic đã trở thành tiêu chuẩn đối với các mô hình danh
mục mua hàng. Thuật ngữ của nó nói chung đã được chấp nhận và đã trở
thành tiêu chuẩn cho cả các nhà khoa học và giới kinh doanh.
THAM KHẢO
1. Kraljic, P. (1983) Purchasing must become supply management (tạm
dịch: Thu mua phải trở thành quản lý nguồn cung). Havard Business