NHỮNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ KINH ĐIỂN - Trang 210

• Hạng mục chiến lược – có rủi ro nguồn cung và tác động tài chính cao.
Nói chung, các hạng mục này hiếm, có giá trị vật chất cao như kim loại
hiếm hay hợp chất có giá trị cao. Tùy thuộc vào vị thế năng lực tương đối
của các bên liên quan, chiến lược mua hàng đối với các hạng mục chiến
lược nhắm tới sự hợp tác hay phối hợp.

• Hạng mục đòn bẩy – là các hạng mục có rủi ro nguồn cung thấp nhưng
tác động tài chính cao. Dù nguồn cung cấp dồi dào nhưng những hạng mục
này rất quan trọng đối với tổ chức. Động cơ điện và dầu là những ví dụ về
hạng mục đòn bẩy. Các hạng mục này đòi hỏi chiến lược mua hàng dựa
trên đấu giá hoặc đấu thầu.

• Hạng mục trở ngại – có ít tác động tới lợi nhuận nhưng lại có rủi ro nguồn
cung cao. Đa phần rủi ro nguồn cung này là do sự khan hiếm về sản xuất và
chủ yếu là các nhà cung cấp mới với công nghệ mới. Ví dụ về các hạng
mục trở ngại là linh kiện điện tử và dịch vụ bên ngoài. Chính sách mua
hàng đối với các hạng mục này là nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung. Hơn
nữa, phải phát triển thêm các sản phẩm và nhà cung cấp thay thế nhằm
giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp.

• Hạng mục không quan trọng – có rủi ro nguồn cung và tác động tài chính
thấp. Nguồn cung dư thừa và hạng mục chỉ đơn giản là cần đảm bảo đúng
hiệu quả chức năng. Ví dụ về hạng mục này là các loại hàng hóa như thép
thanh, than đá hay văn phòng phẩm. Do việc giao nhận các hạng mục này
thường tốn kém hơn chính giá trị của các sản phẩm, nên chúng đòi hỏi một
chiến lược mua hàng nhắm tới việc giảm thiểu phức tạp trong hành chính
và giao vận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.