NHỮNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ KINH ĐIỂN - Trang 218

• Tuyệt đối không bắt đầu bằng việc buộc nhà cung cấp áp dụng JIT cho
đến khi việc thực hiện đã trơn tru hoặc đã hoàn thành.

• Liệu thiết kế sản phẩm có phù hợp với sản xuất hay giao nhận JIT? Liệu
có cần tới các thay đổi?

• Tiếp theo, tái thiết kế quy trình sản xuất cho phép JIT có thể thực hiện.
Thường thì những cải tiến và năng suất đáng kể có thể được tạo ra trong
giai đoạn này.

• Điều chỉnh hệ thông tin nhằm thỏa mãn yêu cầu của quy trình sơ cấp.

• Tìm cách cải thiện với nhà cung cấp và khách hàng. Điều này sẽ đem lại
kết quả cuối cùng, những kết quả đáng kể của JIT.

• Mục tiêu cơ bản của tư duy tinh gọn là giảm thiểu lãng phí (đặc biệt là tồn
kho quá mức). Hơn thế, không thể loại bỏ các loại tồn kho cùng một lúc vì
tất cả các hệ thống cung cấp đòi hỏi tồn kho khi đang sản xuất để thu được
đầu ra. Độ biến thiên trong hệ thống càng lớn (ví dụ các kiểu đặt hàng khác
nhau, các loại công nghệ khác nhau) càng cần nhiều vùng đệm để ngăn
cách sự biến thiên. Vì vậy, để một hệ thống sản xuất tinh gọn thành công,
điều quan trọng không chỉ là có một hệ thống sản xuất kiểm soát kéo, kích
thước các lô nhỏ và giảm thời gian thiết lập, mà còn cần có nhu cầu ổn định
và tin cậy cùng với hoạt động tương ứng. Trong những môi trường kinh
doanh năng động, các cách tiếp cận khác như lý thuyết các mặt hạn chế
(xem Chương 47) hay sản xuất đáp ứng nhanh (xem Chương 43) sẽ phù
hợp hơn.

• Đừng kỳ vọng có thể chỉ loại bỏ lãng phí.

• Đừng tin rằng kiểm soát chỉ về các chỉ báo đầu ra và quy trình.

• Đừng đánh giá thấp sức mạnh của Gemba (xem Chương 54).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.