NHỮNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ KINH ĐIỂN - Trang 252

Câu hỏi đặt ra là liệu tầm nhìn của Senge về tổ chức học tập và những
nguyên lý tương ứng có đóng góp vào việc tạo ra những hành xử mang tính
hiểu biết và có nguyên tắc hơn trong hoạt động của các tổ chức không. Mặc
dù còn một số vấn đề trong các khái niệm của Senge, nó vẫn khiến con
người thành công hơn. Việc nhấn mạnh xây dựng tầm nhìn chung, làm việc
theo nhóm, làm chủ bản thân và phát triển những mô hình tiềm thức chi tiết
hơn. Cách Senge xây dựng khái niệm về đối thoại thông qua những khái
niệm này có thể tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và sáng tạo hơn.
Cách sử dụng tư duy hệ thống để kết hợp những khía cạnh khác nhau của
năm nguyên lý cũng cho chúng ta những hiểu biết mang tính lý luận hơn về
hoạt động của tổ chức.

THAM KHẢO

1. Flood, R.L. (1998) Fifth Discipline: review and discussion (Nguyên lý
thứ năm: tìm hiểu và tranh luận) Systemic Practice and Action Research, 11
(3):259-73.

2. Senge, P.M (1990) The Fifth Discipline: The art and practice of the
learning organisation
(Nguyên lý thứ năm: Lý thuyết và thực tiễn của tổ
chức học tập). New York: Currency.

3. Senge, P.M (1990) The Dance of Change: the challenges of sustaining
momentum in learning organizations
(tạm dịch: Vũ điệu của sự thay đổi:
Thách thức trong duy trì động lực của các tổ chức học tập). New York:
Currency/ Doubleday.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.