hoạch định thế nào, còn vật đệm sẽ làm cho điểm hạn chế hoạt động trơn
tru.
Trong cuốn The Goal (tạm dịch: Mục tiêu), Goldratt và Cox (1984) đã mô
tả nguyên lý này bằng hình ảnh một đoàn hướng đạo sinh, họ không thể đi
đều với tốc độ nhanh hơn người đi chậm nhất (điểm hạn chế). Nếu họ cố
làm vậy, hàng lối sẽ kéo dài bởi mọi người đều vượt lên trước (giống như
lưu kho). Đoàn người có thể đi đều liền nhau hơn nếu họ đi với tốc độ của
người đi chậm nhất. Cả đoàn sẽ đi nhanh hơn nếu người chậm nhất đó có
thể đi nhanh hơn.
Hình 47.1 Mô tả lý thuyết điểm hạn chế
SỬ DỤNG KHI NÀO
TOC được sử dụng để tối đa hóa công suất của một dây chuyền sản xuất.
Mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Goldratt và Cox tập trung vào
những chỉ báo khác nhau về sản xuất và tài chính để đạt được mục tiêu này:
• Công suất (nguyên liệu đầu vào) – sự khác biệt giữa dòng tiền vào và
dòng tiền ra.
• Tồn kho – tất cả các công cụ tài chính được đầu tư vào hệ thống để có
được tài sản.
• Chi phí hoạt động – tất cả các chi phí cần để biến hàng tồn kho thành sản
phẩm cho người tiêu dùng (ví dụ: chi phí lao động, nguyên liệu thô, khấu
hao).