Goldratt và Cox cho rằng để tạo ra nhiều lợi nhuận nhất có thể, công suất
của hệ thống cần được tối đa hóa. Sự tập trung vào hoạt động sản xuất sẽ
góp phần cải thiện thời gian và nhịp độ công việc chứ không chỉ cắt giảm
chi phí. Nếu được áp dụng đúng, TOC có thể giúp tránh được những lỗi
thường gặp gây ra bởi chính tư duy hiệu quả: thay vì tối đa hóa công suất
của những máy móc đắt tiền nhất trong dây chuyền để giảm giá tối đa sản
phẩm, sẽ hiệu quả hơn nếu tăng cường công suất của những máy móc cũ đã
hết khấu hao (điểm hạn chế).
SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO
TOC tập trung vào cải tiến dây chuyền. Một dây chuyền được định nghĩa là
một chuỗi những quy trình phụ thuộc lẫn nhau. Mối liên hệ trong một hệ
thống là một chuỗi các mắt xích cùng hoạt động hướng đến mục tiêu cuối
cùng. Điểm hạn chế chính là mắt xích yếu. Hoạt động của cả chuỗi bị giới
hạn bởi hiệu quả của mắt xích yếu nhất. Trong các quy trình sản xuất, TOC
tập trung vào mắt xích làm chậm hiệu suất của cả quy trình.
Có năm bước trong lý thuyết các điểm hạn chế:
1. Xác định các điểm hạn chế trong hệ thống (xác định điểm hạn chế).
Các điểm hạn chế được xác định bằng các phương pháp khác nhau. Số
lượng công việc đang nằm chờ trong một quy trình hoạt động chính là chỉ
báo về điểm hạn chế. Một ví dụ khác là khi sản phẩm được sản xuất theo
lô.
2. Xác định c,ách (các) điểm hạn chế có thể mắc phải (Khắc phục điểm hạn
chế).
Khi điểm hạn chế đã được xác định, quy trình sẽ được cải tiến hoặc hỗ trợ
nhằm đạt được công suất tối ưu mà không cần sửa chữa hay nâng cấp đáng
kể nào. Nói cách khác, điểm hạn chế được khai thác tối đa.