phân tích dữ liệu, hoặc nhiều người hiểu được các yếu tố trong hệ thống mà
chỉ cần một số ít người có đủ quyền lực để thay đổi hiểu những yếu tố đó.
Nỗ lực có thể được tập trung với sự tham gia tối thiểu nhân lực trong công
ty.
Khi thực hiện những bước trên cần lưu ý rằng có hai loại điểm hạn chế:
• Hạn chế nội bộ: những hạn chế trong giới hạn của hệ thống và tổ chức,
ngăn cản nó đạt mục đích. Ví dụ: không đủ công suất hoặc những hạn chế
về quản lý và hành vi.
• Hạn chế từ bên ngoài: những hạn chế nằm ngoài giới hạn của hệ thống
ngăn cản nó đạt mục đích. Ví dụ: giảm cầu, dư thừa sản phẩm và cạnh
tranh.
Goldratt thường xuyên sử dụng phương pháp cây thực tế (Current Reality
Tree - CRT) với hiệu ứng không mong đợi (Undesired Effect - UDE) để tìm
ra điểm hạn chế và hướng giải quyết tối ưu. Những kỹ thuật này được trình
bày trong cuốn sách Not Lucky (tạm dịch: Không phải vận may) của
Goldratt. Tương tự như các phương pháp được sử dụng trong phân tích căn
nguyên (xem Chương 57).
KẾT LUẬN
Tìm kiếm và xác định các điểm hạn chế là một trong những yếu tố quyết
định trong lý thuyết các điểm hạn chế. Bằng cách này, hàng tồn kho, sai sót
và ngưng trệ sản xuất được phân tích. Tuy nhiên, không nên chỉ xem xét
khía cạnh logic và kỹ thuật của các điểm hạn chế. Những yếu tố tổ chức và
thông tin cũng khá quan trọng.
Phương pháp TOC hoạt động dựa trên một vài giả thuyết sau:
• Trong sản xuất tinh gọn (xem Chương 37), giá trị của các công ty chính là
tốc độ mà sản phẩm và dịch vụ chạy trên hệ thống. Tốc độ và sản lượng