tính chiến lược, số lượng ý tưởng mới của mỗi nhân viên, mức độ sẵn có
của thông tin liên quan tới nhu cầu.
Nên:
• Sử dụng thẻ điểm cân bằng để xác định rõ hơn chiến lược, thông tin về
chiến lược và giúp thống nhất các cá nhân, các sáng kiến trong toàn công ty
cũng như giữa các phòng ban với nhau nhằm đạt mục tiêu chung.
• Sửa đổi thẻ điểm cân bằng thường xuyên theo yêu cầu để có thể tập trung
và kiểm soát các mục tiêu đúng đắn.
Không nên:
• Thẻ điểm cân bằng không phải là công cụ để kiểm soát hành vi hay đánh
giá hiệu quả hoạt động trong quá khứ.
KẾT LUẬN
Không có gì mới mẻ trong việc sử dụng các chỉ báo phi tài chính, nhưng
Kaplan và Norton (1992) được đánh giá cao khi giới thiệu tác động của các
đánh giá cân bằng từ những khía cạnh khác nhau. Một CEO thường thiên
về các phương pháp tài chính, mặc dù ngày nay, việc quản lý công ty chỉ
dựa trên các chỉ báo này là không đủ. Mô hình thẻ điểm cân bằng buộc các
công ty tập trung vào các chỉ báo hoạt động chính yếu được thừa nhận
trong cả công ty và chắc chắn dẫn tới cải tiến hoạt động lâu dài và bền
vững.
Tuy nhiên, tìm ra chuỗi các chỉ báo hoạt động cân bằng và đúng đắn không
phải là nhiệm vụ dễ dàng. Cần lưu ý rằng số lượng hợp lý các chỉ số trong
thẻ điểm cân bằng là khoảng từ 12 đến 16 nếu có sự đồng thuận của các
nhà quản lý về các chỉ số này. Thêm vào đó, các chỉ báo chính cần được
phân chia thành các chỉ báo thành phần có thể hoạt động trong phạm vi
quản lý cấp thấp và cấp trung. Nếu không, sẽ có rủi ro khi các nhân viên