NHỮNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ KINH ĐIỂN - Trang 291

Chu kỳ này bắt đầu với việc hình thành các mục tiêu SMART (Specific: chi
tiết, Measureable: đong đếm được, Achievable: có khả năng đạt được,
Relevant: có liên quan, Time-specific: có thời gian cụ thể ) của chiến lược
thương hiệu trong cả tương lai xa và gần. Tiếp đó, chu kỳ này được phát
triển bằng việc xác định phương thức đánh giá. Phương thức này phải có
khả năng đo lường mức độ nhận thức và đánh giá mức độ nhận thức phải
đo đạc được. Hơn nữa, phương thức này phải điều chỉnh được đầu vào và
đề xuất các sửa chữa dựa theo đánh giá này.

Quảng bá thương hiệu tối ưu khi thực hiện thương hiệu thực tế tương
đương với thử nghiệm thương hiệu mong muốn. Trong trường hợp này,
việc quảng bá đem lại một lợi thế cạnh tranh lâu dài. Ngược lại, việc quảng
bá thất bại sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi thế cạnh tranh của công ty.

KẾT LUẬN

Khi đề cập đến các thương hiệu, cần chú ý những điều sau:

• Các thương hiệu, vì vậy, việc quảng bá thương hiệu đều dựa trên chủ
quan.

• Rất nhiều thương hiệu tốt nhất trên thế giới là các công ty, chứ không phải
những sản phẩm cụ thể. Một thương hiệu rất có thể chỉ là một dịch vụ, một
tổ chức hay thậm chí một mong muốn.

• Các thương hiệu hiện hữu dưới nhiều hình thức, không chỉ là những cái
tên, cũng không bị giới hạn bởi những sản phẩm hữu hình.

Mô hình này không thay thế chiến lược quảng bá thương hiệu của một công
ty. Nó chỉ như một cơ sở mà dựa vào đó một công ty có thể xây dựng nên
chiến lược của riêng mình. Việc sử dụng mô hình này vì thế mà chỉ giới
hạn ở chỗ xác định những mặt cần để tâm khi làm rõ một chiến thuật quảng
bá thương hiệu, chứ không phải nội dung của các mặt đó ra sao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.