• Nguyên tắc thứ ba – vươn ra ngoài nhu cầu hiện có: tránh rủi ro phạm vi
khi quy tập nhu cầu lớn nhất cho một sản phẩm mới.
• Nguyên tắc thứ tư – lựa chọn đúng chuỗi chiến lược: giảm rủi ro về mô
hình kinh doanh bằng cách tập trung vào việc xây dựng một mô hình lành
mạnh, có thể đảm bảo lợi nhuận lâu dài.
• Nguyên tắc thứ năm – vượt qua những rào cản tổ chức cơ bản: giảm rủi ro
tổ chức trong thực hiện chiến lược đại dương xanh.
• Nguyên tắc thứ sáu – đưa thực thi vào chiến lược: tập trung chú ý vào
động lực làm việc và khai thác năng lực của nhân viên để thực thi chiến
lược đại dương xanh, từ đó vượt qua rủi ro quản lý.
KẾT LUẬN
Mô hình Chiến lược Đại dương xanh là một mô hình lý thuyết có thể soi
sáng đường đi của rất nhiều nhà quản lý. Tuy nhiên, mô hình trước hết mô
tả những việc cần làm (một cách trừu tượng) chứ không chỉ ra phải làm như
thế nào. Mô hình và những ý tưởng xung quanh nó mang tính mô tả hơn là
quy tắc hóa. Hơn nữa, những tình huống mà Kim và Mauborgne lấy làm ví
dụ về những sáng tân đại dương xanh thành công, được thể hiện qua “lăng
kính đại dương xanh” hơn là dựa trên cơ sở mô hình này.
Mặc dù Kim và Mauborgne đã có cống hiến hết sức giá trị cho lý thuyết
quản lý chiến lược, nhưng không phải mọi công ty đều cần sử dụng mô
hình này. Chiến lược Đại dương xanh có thể là một chiến lược tốt cho
nhiều công ty, tuy nhiên với những công ty khác, một chiến lược thay đổi
nhanh, chi phí thấp, khác biệt hóa hoặc chiến lược tập trung có thể tạo dựng
được thành công nhiều hơn (theo Porter, 1979). Kim và Mauborgne đưa ra
hiểu biết quan trọng, giúp cho công ty vừa có thể theo đuổi sự khác biệt hóa
vừa giảm chi phí.
THAM KHẢO