• Thời gian cần thiết là gì? (thời gian mong muốn giữa các đơn vị của sản
lượng sản xuất, khớp với nhu cầu của khách hàng)?
• Có thể đưa ra các dòng liên tục hay không?
• Sản xuất có thể được kiểm soát bằng hệ thống sản xuất theo đơn đặt hàng
hay không?
Một điều quan trọng cần ghi nhớ trong giai đoạn này là nhu cầu chỉnh sửa
hệ thống sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trong khi giữ các
quy trình linh hoạt. Giai đoạn thứ ba và quan trọng nhất là tiến hành các
hoạt động nhằm thay đổi quy trình sản xuất từ trạng thái hiện tại sang gần
giống nhất với trạng thái mong muốn. Tại đó, quá trình có thể bắt đầu lại từ
đầu.
Một kế hoạch khôn ngoan có thể như sau:
1. Xác định (nhóm) sản phẩm nào hoặc (nhóm) dịch vụ nào cần được phân
tích. Tạo ra một đội những người quản lý các quá trình và nhân viên có liên
quan đến các bước khác nhau trong cả quy trình.
2. Phân tích hiện trạng và chuyển sang một kế hoạch sản xuất chung.
3. Thu thập các dữ liệu hỗ trợ cho kế hoạch sản xuất (ví dụ: lượng nguyên
vật liệu, thời gian nạp nguyên vật liệu, số nhân viên).
4. Thiết lập quá trình lý tưởng dựa trên những nhu cầu của khách hàng
(trong bước này, sử dụng các thông số như công việc tối thiểu trong quá
trình, các lần cài đặt ngắn và danh sách những cải thiện cần đạt tới ở trạng
thái lý tưởng trong tương lai.)
5. Xác định một kế hoạch hành động để nhận biết những sự cải thiện cần
đạt được trong tương lai. Kế hoạch này cần bao gồm quyền ưu tiên cho