XII
Tháng tư 1966. Đồng chí Thái kể: bây giờ tôi là nhân viên, cục phản gián.
Cứ như thể 11 năm đã qua, cậu Dưỡng vẫn nằm trong khu vực tôi phụ
trách. Hồ sơ của cậu hôm nay, vẫn nằm nguyên vẹn, như gần 11 năm trước.
Trong số những bạn bè đồng lứa, cậu có vẻ kín đáo hơn cả, cho nên tôi còn
nhớ, tôi đã tin cậy trao một vài nhiệm vụ cho cậu. Xong cuốn sách, anh cho
chúng tôi mượn bản gốc nhật kí, để chúng tôi chép lại, và hoàn thiện hồ sơ.
Chúng tôi sẽ hoàn lại anh nguyên vẹn. Buổi tối tai nạn ấy, hình như là thứ
ba, tôi không có mặt ở hiện trường. Ngay lập tức, nhà Dưỡng được ban bảo
vệ khu phố niêm phong. Khi công an chuyên môn đến, hiện trường vẫn
nguyên vẹn, nhưng kẻ gian không để lại dấu vết gì. Nốt tay cũng không.
Trên sân, có nốt giày batkêt, là dấu vết duy nhất tìm thấy. Hôm sau Dưỡng
xem lại đồ đạc trong nhà, không thấy mất gì cả, nhưng các tủ quần áo,
bicphê commôt, các xó xỉnh đều bị lục lọi. Đống kỉ vật của Lily để lại, bị
xáo trộn lung tung. Lúc ấy tôi nghĩ, có thể để cướp lại tang vật, mà kẻ gian
đã phải liều lĩnh, táo tợn, như thế. Buổi tối hôm ấy, tôi nhận được tin báo về
tai nạn, nhưng tôi đang làm nhiệm vụ khác. Đúng như giả thuyết của tôi,
Nhọn-cằm không đến các cuộc hẹn, để các cô gái phải đợi đến tận đêm, rồi
lại ra về tay không. Chúng tôi cử trinh sát theo lão Khang nhưng Nhọn-cằm
cũng không xuất hiện. Khoảng 10 giờ tối, tôi đến căn gác nhà cậu Đoành,
thấy Đoành bày la liệt sách trinh thám, trên bàn, trên giường, hàng chục
quyển. Đoành thuật lại kế hoạch của cậu ta với Dưỡng. Theo đúng kế
hoạch, Đoành qua nhà Tình Bốp, khoảng 8 giờ tối, nhưng cổng sắt khóa
xích, Đoành đứng gọi mãi, chờ hơn 5 phút, không thấy Tình Bốp xuống
mở. Buồng của Tình Bốp có ánh đèn, nhưng toàn bộ ngôi nhà tối om.
Đoành phán đoán, một là Tình Bốp ốm, phải đi ngủ sớm, hai là Tình Bốp
giả ốm, không xuống mở cửa. Đoành phải quay về. Đoành nói: “Tôi nhức
óc vô cùng. Tôi theo ông Dưỡng, tôi đi tìm kẻ gian, chưa tìm được gì, chỉ
thấy đau đầu. Tôi xem sách để tra cứu tìm mẹo”. Vậy là, trong lúc Dưỡng