NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 105

3. Quan hệ giữa con người với con người được điều chỉnh bởi lợi ích, đạo
đức... và pháp luật;

4. Pháp luật là cách điều chỉnh phức tạp và nhạy cảm hơn;

5. Các chuẩn mực mang tính quy phạm pháp luật chỉ có nghĩa khi “Thứ
Sáu” tuân thủ được và “Rôbinxơn” có khả năng áp đặt việc tuân thủ;

6. Bao giờ cũng tồn tại vấn đề nan giải về tính hợp pháp của chủ thể có
quyền xác lập quy phạm và áp dụng chế tài (Tại sao Rôbinxơn lại có quyền
đề ra chuẩn mực và áp đặt chế tài, chứ không phải là ngược lại?).


Ngoài ra, việc khẳng định Rôbinxơn có tự do hoàn toàn và tự do tuyệt đối
nói ở phần trên chỉ có nghĩa là tự do về mặt xã hội. Rôbinxơn không thể tự
do đối với pháp luật của tự nhiên (Ví dụ, đói thì phải ăn; khát thì phải
uống...).

Như vậy, chúng ta lại có thể thấy tiếp như sau:

Một là, tự do là một giá trị tự thân và là một giá trị tuyệt đối. Ngược lại,
pháp luật là một sự cần thiết, một giá trị có điều kiện. Tự do và pháp luật
tồn tại trong mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau. Xác định vị trí của pháp
luật nghĩa là xác định việc hạn chế quyền tự do có phải là hoàn toàn cần
thiết hay không? Nếu câu trả lời là có, xã hội sẽ có thêm sự ràng buộc của
pháp luật. Nếu câu trả lời là không, những lĩnh vực của đời sống xã hội
chưa bị pháp luật điều chỉnh vẫn là thiên đường của tự do.

Hai là, mối quan hệ giữa con người với con người được điều chỉnh bởi lợi
ích và nhiều loại quy phạm khác nhau. Nếu lợi ích và các loại quy phạm
khác vẫn còn có thể phát huy tác dụng, thì không nên lạm dụng pháp luật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.