NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 106

Đây là cách điều chỉnh tốn kém hơn và ảnh hưởng đến quyền tự do của con
người.

Ba là, các quy phạm pháp luật do con người đặt ra phải tránh sự xung đột
với các quy phạm của pháp luật tự nhiên. Trong mọi cuộc xung đột, cuối
cùng bao giờ pháp luật tự nhiên cũng sẽ chiến thắng.

Và trên đây, xin được coi là những điều cơ bản nhất liên quan đến vấn đề
nhận thức về pháp luật.

Hai là, về vấn đề khái niệm. Xét về mặt khái niệm, sự tương tác (Có học giả
gọi là sự tranh chấp. Tác giả bài viết này xin tránh cách gọi như vậy) giữa
Hành pháp và Lập pháp là động lực của hoạt động sáng tạo pháp luật. Điều
này được lý giải như sau: để cai quản đất nước, pháp luật là công cụ quan
trọng và mạnh mẽ nhất của Hành pháp. Với công cụ này, các cơ quan hành
pháp có thể áp đặt việc tuân thủ và đè bẹp sự chống đối. Trong khi, công cụ
pháp luật là một sự cần thiết và trong nhiều trường hợp là không thể thiếu,
các đạo luật mới luôn luôn gắn với việc trao thêm quyền cho các cơ quan
hành pháp và hạn chế quyền tự do của người dân. Lập pháp, với tư cách là
cơ quan đại diện cho dân, sẽ phản biện lại các chính sách pháp luật mà
Hành pháp đã đề ra. Đây là lúc Lập pháp thực hiện chức năng làm luật
trong mối tương quan chặt chẽ với chức năng đại diện và chức năng giám
sát. Một đạo luật sẽ được Lập pháp thông qua, nếu lợi ích của đất nước và
nhu cầu của sự phát triển biện hộ được cho việc điều chỉnh hành vi của
người dân.

Thiếu sự tương tác này giữa Lập pháp và Hành pháp, thì cho dù quy trình
lập pháp có được thiết kế tinh vi đến đâu chăng nữa, nó cũng chỉ là một quy
trình nhân tạo. Sản phẩm tất yếu của một quy trình nhân tạo là các đạo luật
nhân tạo. Các đạo luật nhân tạo không cần cho cuộc sống. Nhà nước vẫn có
thể áp đặt chúng cho xã hội. Tuy nhiên, những cố gắng như vậy không sớm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.