NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 120

việc gian dối vẫn xảy ra không ít. Sự thật là: trong bất cứ trường hợp nào thì
các công ty vẫn có ít lý do để gian dối hơn.

IV. VẤN ĐỀ THỨ TƯ: VAI TRÒ HẠN CHẾ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI
VỚI ĐỘI NGŨ QUAN CHỨC HÀNH CHÍNH

Một bộ máy không do dân, thì khó lòng vì dân. Thế nhưng, trong hệ thống
của chúng ta, ngoài khiếu nại và tố cáo, người dân có rất ít cách thức khác
để tác động lên việc đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, đánh giá công lao của
các quan chức hành chính. Chính điều này đã làm cho một số quan chức
hành chính không sợ dân, thậm chí hống hách với dân.

Ở một số nước, để xác định tính phụ thuộc của các quan chức hành chính
vào dân, nhiều chức vụ mang tính hành chính công vụ đều do dân bầu.
Cách làm này có thể tốn kém, nhưng là cơ sở để bảo đảm thái độ phục vụ
tận tụy và sự phản ứng nhanh nhạy của các quan chức hành chính trước các
yêu cầu của nhân dân.

Một giải pháp khác để xác lập sự phụ thuộc vào dân là việc xây dựng tiêu
chí đánh giá công chức trên cơ sở sự hài lòng của người dân. Ví dụ, việc
đánh giá công lao của các quan chức ngành điện để đề bạt, khen thưởng
hoặc tuyên dương anh hùng phải dựa trên phiếu thăm dò về sự hài lòng của
người dân. Nếu tỷ lệ người dân hài lòng về ngành điện năm sau thấp hơn
năm trước thì việc khen thưởng là không thể đặt ra.

Nhiều nhà lý luận của khoa học hành chính còn đặt vấn đề tổ chức các cơ
quan công vụ theo mô hình kinh doanh: phục vụ tối đa, giữ chữ tín tối đa.
Đây cũng là một ý kiến có thể tham khảo.

V. VẤN ĐỀ THỨ NĂM: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH
CHÍNH KÉM HIỆU NĂNG

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.