NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 118

Sự tập trung quá cao quyền hoạch định chính sách phát triển, dịch vụ công,
quyền phân bổ các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính vào chính
quyền Trung ương đã và đang gây ra một loạt hậu quả nghiêm trọng cho đất
nước:

1. Sự ách tắc trong nhiều công việc. Việc tất cả các địa phương, các ngành
đều đổ dồn lên Trung ương để xin, để trình duyệt, để được phê chuẩn... tất
yếu dẫn đến tình trạng thắt cổ chai. Trong trường hợp này, chính sách một
cửa, có khi, chỉ làm cho việc xếp hàng dài ra, chứ chưa chắc đã giải quyết
được tình trạng ách tắc.

2. Sự kém linh hoạt của hệ thống chính quyền. Nhiều vấn đề phát sinh ở cơ
sở chậm được nhận biết và xử lý vì thường chúng thuộc thẩm quyền của
cấp trên.

3. Tính bị động và ỷ lại của các cấp dưới. Tâm lý “xin phép” và hành động
theo mệnh lệnh đã làm cho nhiều cấp hành chính bị động, lúng túng trước
các vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày. Thói quen thỉnh thị, xin ý
kiến cấp trên đang làm cho chính quyền Trung ương quá tải và công việc
của đất nước bị ách tắc.

4. Tệ nạn hối lộ và tham nhũng. Cơ chế xin-cho là môi trường không lành
mạnh làm phát sinh tệ nạn hối lộ, tham nhũng. Bớt việc phải xin, cấp dưới
chẳng còn lý do để hối lộ; cấp trên không còn cơ sở để tham nhũng.

5. Chế độ trách nhiệm không rõ ràng (lại vấn đề về chế
độ trách nhiệm). Mọi việc cấp trên đều quyết định hoặc phê chuẩn, nên khi
xảy ra đổ vỡ, sai lầm, quy kết trách nhiệm là rất khó khăn.

Nhận rõ vấn đề này, trong Báo cáo trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa X,
đồng chí Thủ tướng Chính phủ khẳng định: “Chủ trương phân cấp chưa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.