NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 121

Một trong những vấn đề hết sức bức xúc của xã hội ta là các cơ quan nhà
nước đang bị quá tải vì khiếu nại, tố cáo của người dân. Khối lượng khiếu
kiện lớn nói lên nhiều điều, nhưng có hai điều rất rõ: một là, bộ máy hành
chính có nhiều hành vi gây thiệt hại cho người dân; hai là, những tranh chấp
hành chính giữa
người dân và bộ máy công quyền không được giải quyết một cách có hiệu
quả.

Vừa qua, chúng ta đã thành lập tòa án hành chính đặt trong hệ thống tòa án
nhân dân. Nhưng thực tế cho thấy hệ thống tòa này rất ít việc. Rõ ràng là
người dân ít sử dụng công cụ này để bảo vệ quyền lợi của mình. Nguyên
nhân của tình hình này, có thể do: 1. Thủ tục để kiện ra tòa quá phức tạp
(Người dân phải chứng minh được là đã sử dụng hết phương tiện hành
chính trong quá trình giải quyết tranh chấp); 2. Tâm lý ngại kiện tụng
(khiếu nại thì làm, nhưng kiện tụng thì không); 3. Kinh nghiệm, năng lực và
trình độ của đội ngũ thẩm phán hành chính còn hạn chế.

Có lẽ, việc xây dựng một cơ chế tài phán hành chính đơn giản, hiệu năng là
cần thiết. Trong trường hợp này, kinh nghiệm xây dựng cơ quan tài phán
hành chính trực thuộc Chính phủ là điều nên được cân nhắc. Hệ thống tòa
án nhân dân vẫn có vai trò trong việc giải quyết các vụ án hành chính nhưng
chỉ nên ở cấp giám đốc thẩm và chỉ nên tập trung vào những vấn đề tố tụng
hơn là những vấn đề thuộc về nội dung chuyên môn.

Vai trò của các đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đối với việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân cũng là một vấn đề đặt ra cấp
bách hiện nay. Thực tế cho thấy khi lợi ích bị xâm phạm, phản ứng tự nhiên
của mỗi người dân là đề nghị các đại biểu của mình cứu giúp. Tuy nhiên,
với quy định của hệ thống pháp luật hiện hành, các đại biểu của dân
không làm được gì nhiều ngoài việc kính gửi và đề nghị giải quyết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.