NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 131

Chính trị của cải cách hành chính

Kẻ được, người mất là điều khó tránh khỏi trong các cuộc cải cách hành
chính (có lẽ, trong mọi cuộc cải cách nói chung). Và khi chúng ta bàn đến
việc ai được, ai mất chúng đến chính trị của cải cách hành chính.

Theo một điều tra của Ngân hàng Thế giới thì có đến 2/3 các cuộc cải cách
hành chính chẳng mang lại kết quả gì. Sự thất bại của các cuộc cải cách này
thường do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng
nhất là các vấn đề chính trị của cải cách đã không được quan tâm đúng
mức.

Mục đích của cải cách hành chính thường là để cải tiến và nâng cao hiệu
quả hoạt động quản lý, tiết kiệm chi tiêu ngân sách, nâng cao chất lượng
dịch vụ công. Xét từ góc độ mục đích, chẳng một lực lượng nào của xã hội
có lý do để phản đối cải cách. Tuy nhiên, khi chúng ta bàn đến việc làm thế
nào để đạt được mục đích đó, nghĩa là bàn đến sự cần thiết phải giảm biên
chế, phân cấp, phân quyền... thì lợi ích của nhiều đối tượng sẽ bị đụng
chạm; một loạt vấn đề sẽ nẩy sinh. Đến lúc này, cải cách hành chính bắt đầu
trở thành một vấn đề chính trị nóng bỏng đụng chạm đến sự cân bằng quyền
lực giữa nhiều chủ thể – các công chức, các bộ trưởng, thủ tướng, các nhà
lập pháp, cũng như giữa các cơ quan, các tổ chức xã hội, các nhóm lợi ích
(chủ thể này chưa hình thành một cách rõ nét ở nước ta), chính quyền Trung
ương, địa phương và các công dân.

Ví dụ, chính sách giảm biên chế hành chính 15% là một nội dung của cuộc
cải cách hành chính mà chúng ta đang tiến hành. Mục đích chính của việc
giảm biên chế này là khắc phục tình trạng cồng kềnh của bộ máy hành
chính và tiết kiệm chi ngân sách cho quỹ tiền lương. (Đến nay vẫn còn các
ý kiến khác nhau về số lượng công chức của nước ta có thật sự là quá lớn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.