NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 132

hay những người ăn lương từ ngân sách thì quá lớn còn đội ngũ công chức
thì tương đối bé so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên
đây là một vấn đề khác). Mục đích của chính sách này có thể là đúng đắn.
Nhưng trên thực tế, không ai muốn cưa đứt cành cây mà mình đang ngồi
trên đó. Đội ngũ công chức - cũng vậy. Họ khó lòng tán thành và nhiệt tình
ủng hộ việc “bẻ cành, bứt lá” nói trên. Lý do đơn giản là vì lợi ích của họ sẽ
bị đụng chạm tức thì - kể cả những người bị chuyển việc, sa thải, lẫn những
người được giữ lại trong đội ngũ công chức. Những người bị loại ra ngoài
phải chịu những tổn thất to lớn về tinh thần và vật chất. Những người được
giữ lại sẽ phải làm một số lượng công việc lớn hơn mà không rõ có được
tăng 15% lương hay không. Sự không ủng hộ của đội ngũ công chức, có lẽ,
là một trong những nguyên nhân làm cho chính sách này của chúng ta đang
dẫm chân tại chỗ, nếu không nói là đi thụt lùi ở nhiều nơi. Đây là hậu quả
có thể thấy trước của việc ít coi trọng sự ủng hộ của đội ngũ công chức, khi
đề ra chính sách cắt giảm 15% biên chế hành chính. Nếu các giải pháp thực
sự đem lại những cơ hội mới tốt hơn cho “những người bị loại khỏi cuộc
chơi” và sự khuyến khích vật chất đối với những người được giữ lại cơ hội
thành công của chúng ta sẽ lớn hơn.

Một ví dụ khác là về sự phân cấp ngân sách. Vừa qua, trong quá trình sửa
đổi Hiến pháp, tu chính án về việc Quốc hội chỉ phân bổ ngân sách Trung
ương mà không can thiệp vào việc phân bổ ngân sách địa phương (Khoản 4,
Điều 84) đã không gặp phải sự chống đối nào đáng kể của các nhà lập pháp.
Đây là điều đáng ngạc nhiên, vì tu chính án này đã lấy đi một phần quyền
lực rất lớn của cơ quan lập pháp. (Có lẽ, tính hình thức trong việc phân bổ
ngân sách của Quốc hội là sự lý giải cho “thái độ vô tư lự” của các nhà lập
pháp trong thời gian vừa qua). Mặc dù, đây là cải cách hết sức quan trọng
nếu không nói là quan trọng nhất trong việc phân cấp, phân quyền ở nước ta
và là thắng lợi vĩ đại của các nhà cải cách. Nhưng vượt qua mọi cửa ải của
quá trình sửa đổi Hiến pháp vẫn chưa phải là đã qua sông. Cải cách này tiến
xa đến đâu và thành công đến mức nào vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự
ủng hộ của các nhà lập pháp vì việc sửa đổi Luật Ngân sách vẫn còn nằm ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.