NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 133

phía trước và Quốc hội vẫn còn được giữ lại quyền “quyết định dự toán
ngân sách nhà nước”.

Động cơ của cải cách hành chính cũng là một phần của chính trị. Trên thực
tế, động cơ này ở các nước khác nhau có thể rất khác nhau. Ví dụ, ở Anh
quốc, tư tưởng của những người bảo thủ trọng kinh doanh dưới thời của bà
Đầm thép Thatcher là tái cấu trúc toàn bộ nền văn hóa của xã hội chứ không
chỉ ở lĩnh vực hành chính công. Đây là một nhiệm vụ mà những người
thuộc Công đảng đang cầm quyền nhận thấy có thể kế thừa. Ở New
Zealand, các nhà cải cách lại nhấn mạnh đến việc tư nhân hóa, xác lập mối
quan hệ khách hàng và người cung cấp dịch vụ giữa các cơ quan và các nhà
thầu tư dẫn đến việc xóa bỏ hệ thống công vụ chính quy. Động cơ cải cách
hành chính của chúng ta là gì? Phải chăng là đoạn tuyệt văn hóa xin- cho
trong mối quan hệ của người dân với công quyền và vượt qua lòng tin ngây
thơ về giá trị tự thân của quản lý.

Nhận thức và lòng tin của xã hội về sự cần thiết phải cải cách hệ thống hành
chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định sự thắng lợi hay thất
bại của cải cách. Bên cạnh đó, không phải những tuyên ngôn to tát về tầm
quan trọng của cải cách, mà ý chí chính trị trong việc đẩy tới những biến
đổi thật sự sẽ mang lại thành công.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.