NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 134

Công bằng xã hội

Công bằng xã hội được thể hiện bằng sự bình đẳng của các công dân.

Trước hết và quan trọng nhất là sự bình đẳng trước pháp luật. Đã là công
dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì pháp luật là như nhau
đối với tất cả mọi người. Nếu một số người bị phá dỡ nhà vì xây dựng trái
phép, một số khác lại chỉ bị phạt và cho tồn tại, thì đó là một sự bất công.
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật đã bị vi phạm.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy áp dụng một cách thống nhất các quy phạm
pháp luật nhiều khi hết sức khó khăn. Xin lấy chính ví dụ về những căn nhà
được xây trái phép để phân tích. Không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh mà ở
nhiều thành phố khác trong cả nước, nhà xây trái phép rất nhiều, có nơi
thậm chí lên đến trên dưới 80%. Trong bối cảnh như vậy, phải tiến hành
một cuộc “tiêu thổ kháng chiến” mới có thể bảo đảm được sự công bằng
cho những công dân có nhà vừa bị phá dỡ. Tuy nhiên, phát động một cuộc
“tiêu thổ kháng chiến” trong thời bình có nhất thiết là việc nên làm? Rõ
ràng, nếu 80% các gia đình xây nhà không phép, thì số 20% có phép mới là
ngoại lệ. Pháp luật chỉ áp dụng được cho 20% sẽ không thể là một thứ pháp
luật công bằng. Như vậy, điều
quan trọng là cần xem xét, sửa đổi các quy định của pháp luật về việc cấp
giấy phép xây dựng sao cho 80% người dân kia có thể tuân thủ được một
cách dễ dàng. Một nền pháp luật công bằng phải tính đến khả năng tuân thủ
của người dân.

Sự bình đẳng trước pháp luật không chỉ tồn tại trong mối tương quan giữa
những công dân với nhau, mà còn giữa các công dân đối với Nhà nước.
Trước hết, các quyền và nghĩa vụ của công dân và của công quyền đều do
pháp luật quy định… với sự thiên vị nhiều hơn cho các công dân: “Người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.