NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 161

Được và mất xung quanh những
chiếc xe máy

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một thứ thuế gián thu. Thuế gián thu khác với thuế
trực thu (ví dụ, thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp) ở
chỗ: việc đánh thuế chỉ thực hiện được thông qua các giao dịch trên thị
trường. Nghĩa là, nếu không xảy ra các giao dịch này, thì các khoản thu
được mong đợi thực chất chỉ là một thứ “cua trong lỗ”. Ngoài ra, cho dù
“đối tượng chịu thuế” có được gọi là xe máy, ô tô hoặc rượu, bia gì gì đi
nữa (như trong Tờ trình của cơ quan soạn thảo Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt), thì đối tượng chịu thuế thật sự vẫn chỉ
là những người tiêu dùng. Từ hai tính chất này, chúng ta thử thực hiện một
vài phân tích chính sách về kiến nghị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
những chiếc xe máy.

Mục tiêu của việc đưa xe máy vào đối tượng đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lần
này theo Tờ trình là nhằm “hạn chế số lượng xe máy tham gia giao thông”.
Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh đã bị thu hẹp trên cơ sở ý kiến của Ủy ban
Kinh tế, Ngân sách của Quốc hội: Chỉ đánh thuế vào những xe máy mới có
giá bán từ
25 triệu đồng trở lên (để không gây khó khăn cho những người có thu nhập
thấp). Ngoài ra, như mọi loại thuế tiêu thụ đặc biệt khác, thuế tiêu thụ đặc
biệt đánh vào xe máy cũng nhằm vào các mục tiêu đương nhiên sau đây:

1. Điều chỉnh thu nhập (theo hướng bảo đảm công bằng);

2. Hạn chế tiêu dùng;

3. Tăng thu ngân sách.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.