NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 162


Trước hết, về mục tiêu “hạn chế số lượng xe máy tham gia giao thông”. Giá
tăng, thì cầu giảm là một quy luật của kinh tế thị trường. Trong một khoảng
thời gian ngắn hạn, cầu đối với xe máy giá 25 triệu đồng trở lên có thể
giảm. Tuy nhiên, tổng cầu đối với xe máy thì vẫn không giảm. Ngược lại,
xu thế cầu tăng là điều có xác suất lớn hơn. Hai nguyên nhân làm cho cầu
tăng là:

1. Thu nhập của người dân đang ngày càng tăng lên dẫn đến sức mua cũng
tăng theo; 2. Mức giá đầu trên bị khống chế bởi việc đánh thuế khuyến
khích các công ty đầu tư cho những chiếc xe máy giá rẻ. Cùng với quy luật
cạnh tranh, việc này sẽ làm cho giá xe máy càng hạ. Giá hạ thì cầu tăng.
Trên thực tế, sẽ diễn ra việc đa số người dân đồng loạt mua xe dưới 25 triệu
đồng và đẩy số lượng xe máy tăng lên hết sức nhanh chóng.

Những người muốn kết hợp nhu cầu đi lại với việc “chưng diện” sẽ chia
làm hai loại: Một loại không chịu đựng được sự tăng giá và một loại hoàn
toàn có thể chịu đựng được. Loại 1 sẽ buộc lòng phải hạ thấp đòi hỏi của
mình và mua xe dưới 25 triệu

(Họ không thể thiếu phương tiện đi lại). Loại 2 vẫn cứ mua kiểu xe mà họ
thích. Nghĩa là ngay cả trong trường hợp này, tổng số
xe máy được mua vẫn sẽ không giảm.

Những phân tích nêu trên cho thấy, mục đích “hạn chế số lượng xe máy
tham gia giao thông” là không thể đạt được với một chính sách thuế nửa vời
như đã đưa ra.

Hai là, về việc điều chỉnh thu nhập. Chênh lệch quá đáng về thu nhập cần
phải được điều chỉnh để bảo đảm công bằng và sự ổn định xã hội. Công cụ
quan trọng nhất để làm được điều này là thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên,
nhiều khoản thu nhập cá nhân ở ta là không chính thức và chẳng có cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.