NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 168

Pháp luật mới có thể giải quyết được vấn đề một cách cơ bản hơn. Tuy
nhiên, pháp luật cũng không nên bị lạm dụng. Bởi vì việc lạm dụng sẽ ảnh
hưởng đến tự do. Trong lúc đó, tự do mới là một giá trị tự thân và mới là
một giá trị tuyệt đối. Những con người tự do cần có pháp luật là để tránh
được sự xung đột với nhau. Mọi việc lạm dụng vượt qua sự cần thiết nói
trên đều chứa đựng rủi ro biến pháp luật trở thành xiềng xích.

Xin trở lại với ví dụ về hai con dê và một chiếc cầu để phân tích. Nếu hai
con dê mỗi con đi một bên bờ sông khác nhau, thì rõ ràng pháp luật là
không cần thiết. Trong trường hợp này thì tự do muôn năm!

Trong trường hợp hai con dê cùng phải qua cầu, nhưng chiếc cầu đủ rộng,
thì sự can thiệp của pháp luật chỉ nên là mỗi con dê phải đi bên tay phải
(hoặc bên tay trái) của mình. Mọi sự can thiệp quá mức như vậy đều không
hợp lý và không cần thiết. Vì nó có thể gây ra tốn kém không đáng có cho
cả việc tuân thủ và cho cả việc áp đặt thi hành.

Trong trường hợp, chiếc cầu chỉ đủ cho mỗi con qua, thì quy định của pháp
luật chỉ nên là: con dê nào bước chân lên cầu trước thì có quyền qua trước.
Điều này là rất sáng tỏ. Tuy nhiên, nếu hai con dê cùng bước chân lên cầu
một lúc thì sao? (Chuyện này là rất ít khi xảy ra. Nhưng về mặt lý thuyết,
nó hoàn toàn có thể xảy ra). Ở đây, chúng ta sẽ có hai cách tiếp cận pháp lý
khác nhau.

Cách tiếp cận thứ nhất, lần đầu tiên con dê đen qua trước; lần thứ hai con
trắng qua (hoặc ngược lại). Và cứ như thế thay phiên nhau mà qua cầu.

Cách tiếp cận thứ hai, bắt thăm (hoặc oẳn tù tỳ) con nào thắng thì con ấy
qua trước.

Trong hai cách tiếp cận này, cách tiếp cận thứ nhất có vẻ đạt được công
bằng ở mức cao hơn, nhưng gây ra tốn kém nhiều hơn. Bởi vì không có hệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.