NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 178

Luật khung hay luật chi tiết?

Tất nhiên, luật chi tiết. Đây là sự lựa chọn mà đa số các nhà lập pháp sẽ đưa
ra. Cách phản ứng như vậy có nguyên nhân là
luật chậm đi vào cuộc sống. Luật chậm đi vào cuộc sống thường là luật
khung: những quy định chung chung bao giờ cũng cần phải được cụ thể hóa
bằng các văn bản dưới luật. Nghĩa là, luật thì phải chờ nghị định, còn nghị
định thì lại phải chờ thông tư. Không ít khi, một đạo luật được ban hành đã
5-7 năm, nhưng các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành thì vẫn chưa
được soạn thảo. Hậu quả là các vấn đề của đất nước thường không được xử
lý đúng lúc và trở nên ngày càng trầm trọng hơn.

Ngoài ra, mỗi khi Quốc hội ban hành luật khung, thì quyền lập pháp đương
nhiên đã được chia sẻ một phần rất quan trọng cho các cơ quan hành pháp
(Chính phủ và các bộ). Cuối cùng, cái sẽ đụng chạm trực tiếp đến lợi ích
của mỗi công dân là các quy định cụ thể của luật, chứ không phải là những
quy định khung. Vì vậy, việc các quan chức không được dân bầu lại có
quyền ban hành những quy định mang tính lập pháp là điều rất đáng băn
khoăn. Đó đơn giản là một sự lệch pha so với đòi hỏi của pháp quyền.

Tuy nhiên, ban hành luật khung (intransitive law) hay luật chi tiết
(transitive law) lắm khi lại là một sự lựa chọn khó khăn. Nó cũng giống như
chuyện tranh cãi về việc bên nào là bên trái và bên nào là bên phải khi chưa
xác định được hướng chuyển động của một vật.

Ưu điểm của luật chi tiết là áp dụng được ngay, đồng thời hạn chế được sự
lạm quyền và cách hành xử tùy ý của các quan chức. Tuy nhiên, công cuộc
đổi mới đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm, chứ
không phải là sự ù lỳ, thụ động. Một đội ngũ công chức làm việc theo kiểu
“sáng cắp ô đi, tối cắp về” sẽ không thể đẩy tới công cuộc chấn hưng đất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.