NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 210

“Quy hoạch theo phong trào”?

Các phiên chất vấn rồi cũng qua đi. “Lời nói gió bay”, phấn khởi thì vẫn
còn đọng lại. Điều đáng phấn khởi nhất là sự khẳng định của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư trước toàn thể quốc dân đồng bào rằng ở ta không có
hiện tượng “quy hoạch theo phong trào” (quá lắm thì chỉ có chuyện “đầu tư
theo phong
trào” mà thôi).

Sự khẳng định này có lẽ đã giúp cho các vị đại biểu Quốc hội trút bỏ được
gánh nặng của nỗi lo lắng không đâu về những lãng phí khổng lồ liên quan
đến công tác quy hoạch, chính xác hơn, đến sự yếu kém của nó.

Công bằng mà nói, sự lo lắng của các vị đại biểu Quốc hội không phải là
không có cơ sở. Cứ thử nhìn vào những chiếc cầu vượt được xây dựng dọc
theo đường cao tốc số 5 Hà Nội - Hải Phòng thì bạn sẽ thông cảm ngay với
sự lo lắng này. Một loạt những chiếc cầu đã được quy hoạch, nhưng với
mục đích gì thì không dễ trả lời: để trang trí thì chúng quá thô kệch; để vượt
đường cao tốc thì chẳng thấy bóng dáng một ai qua lại trên đó. Hay việc
trồng dứa ở tỉnh Thanh Hóa chẳng hạn. Dứa đã được trồng bạt ngàn và đã
đến mùa thu hoạch, thế nhưng nhà máy chế biến thì lại chẳng thấy đâu.
Việc dứa chế biến xong thì bán cho ai chắc còn là chuyện xa vời hơn nữa.
Những quy hoạch nho nhỏ như nói ở trên thấy còn khó đúng, không biết
những quy hoạch lớn hơn cho cả một vùng, một ngành kinh tế thì sẽ ra sao?

Thực ra, có hai cơ chế điều chỉnh sự phát triển của một đất nước: cơ chế kế
hoạch hóa (trong đó công cụ chủ yếu là quy hoạch) và cơ chế thị trường. Cơ
chế kế hoạch hóa có ưu điểm là nó giúp chúng ta hoạch định nền sản xuất
theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, nếu chúng ta không có ý định phân phối
những sản phẩm làm ra, mà lại muốn bán chúng như hàng hóa ở trên thị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.