NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 211

trường thì rủi ro sẽ rất lớn. Đơn giản, ý muốn của chúng ta chưa hẳn đã là ý
muốn của thị trường. Thị trường muốn và không muốn rất nhiều thứ. Gắn
với điều này là vô vàn những cơ hội và vô vàn những rủi ro. Điều đáng băn
khăn nhất là kế hoạch (đặc biệt là theo mô hình tập trung quan liêu) có thể
không phải là công cụ hữu hiệu để nắm bắt những cơ hội vụt đến và vụt trôi
qua, cũng như để quản trị những rủi ro tồn tại ở rất xa những chiếc bàn giấy.
Đó là chưa nói đến sự tách biệt hoàn toàn giữa những người hưởng lợi (tạm
gọi là như vậy nếu trường hợp ngược lại không xảy ra) và những người làm
quy hoạch: “Nóng lạnh, được mất luôn luôn xảy ra ở bên nhà hàng xóm”.

Một trong những khó khăn của công tác quy hoạch là sức ép rất lớn từ các
địa phương. Các cụm công nghiệp, các công trình giao thông, các cảng biển
thường đưa lại những lợi ích to lớn, thậm chí, làm biến đổi cơ cấu kinh tế
của nhiều địa phương. Chính vì vậy, các địa phương đều mong muốn được
đưa vào quy hoạch và được có các công trình. Với “sự sổng cầu” này, các
nhà làm kế hoạch sẽ phải chịu sức ép thường xuyên, liên tục từ dưới lên.
Tuy nhiên, các quan chức địa phương cũng chẳng dễ dàng gì với dư luận:
tại sao tỉnh A xin được nhà máy đường mà tỉnh chúng ta lại không?! Đây là
“động lực” thực tế dẫn tới cái mà một vị đại biểu Quốc hội gọi là “quy
hoạch theo phong trào”.

Cuối cùng, có vẻ như tại phiên chất vấn, băn khoăn nói trên của các vị đại
biểu Quốc hội đã được Bộ trưởng Kế hoạch, Đầu tư giải tỏa. Tuy nhiên,
nguồn gốc của rủi ro thì vẫn còn đó. Phải chăng sự phân cấp, phân quyền về
ngân sách cho các địa phương và việc áp dụng cơ chế thị trường để phát
triển kinh tế là những giải pháp cơ bản hơn cần hướng tới?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.