NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 212

Thần linh pháp quyền

“Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.

Hồ Chí Minh

Pháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngần
ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Nam đầu tiên nói
đến pháp quyền. Năm 1919, trong Bản yêu sách gửi đến hội nghị Vecxây,
yêu sách thứ 7 được Người đề ra là pháp quyền. Sau này, yêu sách đó được
Bác thể hiện thành lời ca: “Bảy xin Hiến pháp ban hành - Trăm điều phải có
thần linh pháp quyền” (Yêu cầu ca, Báo Nhân dân, ngày 30/1/1977). Điều
dễ nhận thấy là Bác đã không đưa ra yêu sách về một “nhà nước pháp
quyền”, mà chỉ về “pháp quyền”. Thế thì, cái chúng ta cần là một nền pháp
quyền hay là một nhà nước pháp quyền?

Thực ra, thuật ngữ “nhà nước pháp quyền”, có thể, do được dịch từ tiếng
nước ngoài nên không thật sáng tỏ về mặt khái niệm. (Thuật ngữ tương ứng
trong tiếng Nga là “pravavoe goxudarstvo”). Hiện nay, theo nhận thức của
đa số người Việt chúng ta, nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội
bằng pháp luật. So với việc quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính, cách
hiểu này là một tiến bộ to lớn trong tư duy pháp lý của người Việt. Tuy
nhiên, pháp quyền là một cái gì đó vĩ đại và tốt đẹp hơn như thế rất nhiều.

Trong tiếng Anh, không có khái niệm “nhà nước pháp quyền”. Thay vào đó,
các nước theo truyền thống Anh-Mỹ chỉ nói đến pháp quyền (the rule of
law) mà thôi. Hai từ “nhà nước” thậm chí không được nhắc tới trong thuật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.