NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 214

vua anh minh cũng khó có thể anh minh được suốt cả cuộc đời. Thời gian
trôi đi, sự anh minh của ngày hôm qua có thể không còn hữu dụng cho ngày
hôm nay nữa. Tệ hơn, nó còn có thể làm tê liệt khả năng phản ứng kịp thời
trước một thế giới luôn luôn thay đổi.

Việc pháp quyền gắn với hiến pháp là điều đã rõ. Thế nhưng tại sao Bác lại
gọi là “thần linh pháp quyền”? Khái niệm này được làm sáng tỏ trong bản
Tuyên ngôn độc lập trứ danh của dân tộc ta. Bác đã mở đầu áng văn bất hủ
này bằng cách trích những dòng sau đây: “Tất cả mọi người đều sinh ra
bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được,
trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”. Như vậy, theo Tuyên ngôn độc lập thì các quyền của con người
là do tạo hóa ban cho và những quyền đó là bất khả xâm phạm. Đây là
“pháp luật của tạo hóa” (còn được gọi là pháp luật tự nhiên) và là pháp luật
cao nhất. Các đạo luật do nhà nước ban hành chỉ là thứ phát. Chúng sẽ bị
coi là vô hiệu nếu trái với “pháp luật của tạo hóa”. Chính vì vậy, những
quyền do tạo hóa ban cho con người bao giờ cũng là phần cấu thành quan
trọng nhất của Luật Hiến pháp. Và các thiết chế bảo hiến được đề ra thực
chất là để bảo đảm pháp quyền.

Pháp quyền gắn liền với “pháp luật của tạo hóa” là nguyên nhân sâu xa dẫn
đến cách gọi “thần linh pháp quyền”. Đây cũng là lý do tại sao tác giả đã
khẳng định pháp quyền về bản chất gắn với “thần linh” trong phần đầu của
bài viết này.

Tư tưởng pháp quyền là một trong những di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh để lại. Vấn đề là phải biết thắp sáng khối óc của chúng ta bằng tư
tưởng của Người. Và sự nghiệp khai sáng nên bắt đầu từ việc nhận thức lại
pháp luật là gì, cũng như việc ghi nhận bản Tuyên ngôn độc lập là nguồn
quan trọng nhất của Luật Hiến pháp Việt Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.