NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 215

Thiết kế rồi mới thi công

Soạn thảo văn bản pháp luật trước khi quyết định chính sách thì cũng giống
như xây nhà trước khi thiết kế ngôi nhà. Mặc dù, chuyện vừa thiết kế vừa
thi công trong xây dựng cơ bản rất ít khi được chấp nhận, thế nhưng chuyện
vừa soạn luật, vừa xử lý chính sách lại đang là thực tế phổ biến ở nước ta.
Điều này làm cho việc soạn thảo các văn bản pháp luật nhiều khi thật giống
với việc “đẽo cày giữa đường”. Qua mỗi lần trình bẩm, mỗi lần xin ý kiến,
các chính sách lại được sửa đổi, được rút ra, rồi lại được đưa vào liên tục và
không có điểm dừng. Và, có lẽ, đây là lý do giải thích tại sao việc soạn thảo
văn bản pháp luật ở nước ta thường kéo dài lê thê, mà các văn bản pháp luật
lại có chất lượng không cao.

Thiết kế một quy trình hoạch định chính sách mạch lạc vì vậy là nhiệm vụ
quan trọng nhất của việc hoàn thiện quy trình lập pháp. Điều này, đồng thời,
cũng sẽ giúp cho chúng ta tổ chức công việc của Chính phủ, cũng như của
Quốc hội hợp lý hơn.

Quy trình chính sách có thể bao gồm hai công đoạn: công đoạn kỹ thuật của
chính sách và công đoạn chính trị của chính sách. Hai công đoạn này gắn
bó với nhau, nhưng vẫn hai công đoạn khác nhau và do những cơ quan khác
nhau thực hiện.

Công đoạn kỹ thuật của chính sách do các cơ quan chuyên môn thực hiện.
Đây chủ yếu là các cơ quan chuyên môn của các bộ. Công đoạn này có thể
bao gồm ba bước là: 1. Nhận biết vấn đề; 2. Nghiên cứu để tìm ra nguyên
nhân của vấn đề và đề ra giải pháp (giải pháp chính là chính sách) để giải
quyết vấn đề; 3. Phân tích chính sách về giải pháp đã được đề ra. Trong
công đoạn này, các cơ quan chuyên môn sẽ phải làm rõ các vấn đề sau đây:
Vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống là vấn đề gì? Đâu là nguyên nhân chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.