NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 217

Nếu Chính phủ phê chuẩn chính sách thì việc soạn thảo văn bản pháp luật
có liên quan mới chính thức bắt đầu. Soạn thảo văn bản pháp luật về bản
chất chỉ là việc dịch chính sách thành mệnh lệnh hành động (cho đối tượng
bị điều chỉnh, cho các quan chức áp đặt việc tuân thủ, cho cơ quan xử lý
tranh chấp…) Công việc này phải do các nhà chuyên môn được đào tạo về
nghề soạn thảo văn bản pháp luật đảm nhiệm. Nếu chúng ta chưa có được
những chuyên gia như vậy, thì các luật gia khó có thể làm thay công việc
của họ. Mà như vậy thì đào tạo các chuyên gia soạn thảo văn bản pháp luật
phải là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay.

Trường hợp ngược lại, nếu Chính phủ không phê chuẩn chính sách, thì mọi
chuyện có thể chấm dứt tại đó hoặc một chính sách mới phù hợp hơn phải
được đề ra. Và như vậy, việc soạn thảo văn bản pháp luật vẫn chưa được đặt
ra, nhờ đó chúng ta sẽ không bị lãng phí thời giờ, công sức cho công việc
này.

Nhân đây, nếu chính sách lập pháp do Chính phủ hoạch định, thì Quốc hội
chính là cơ quan thẩm định chính sách đó. Quy trình lập pháp ở Quốc hội
cũng cần phải thiết kế thành hai công đoạn: công đoạn thẩm định chính trị
của chính sách và công đoạn thẩm định kỹ thuật của chính sách. Các phiên
họp toàn thể của Quốc hội chính là công cụ để thẩm định chính trị của
chính sách. Các ủy ban của Quốc hội chính là công cụ để thẩm định kỹ
thuật của chính sách.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.