NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 218

Thủ tục

Một nghị sĩ của nước ngoài đã từng nói: “Nếu cho bạn viết luật về nội dung
và cho tôi viết luật về thủ tục thì tôi có thể đánh bại bạn vào bất cứ lúc nào”.
Nắm trong tay thủ tục, một người có thể vô hiệu hóa mọi cố gắng của người
khác một cách dễ dàng. Đó là lý do tại sao người nước ngoài nhiều khi coi
luật thủ tục (còn gọi là luật hình thức) quan trọng hơn cả luật nội dung. Tuy
nhiên, đó chưa hẳn đã là cách tư duy của người Việt. Đối với chúng ta, “tốt
gỗ hơn tốt nước sơn”, thủ tục nhiều khi bị coi là thứ hình thức bề ngoài, hơn
thế nữa, còn là thứ chỉ gây thêm phiền hà và khó chịu.

Cách cư xử như vậy không phải là điều quá khó hiểu: chúng ta ai mà đã
chẳng phải trải nghiệm “con đường đau khổ” của các thủ tục hành chính
trong cuộc sống của mình. Bạn cũng muốn đăng ký ngôi nhà của mình cho
đúng pháp luật, nhưng các thủ tục “hành chính” và các thứ “hành phụ” khác
có thể làm cho bạn mệt đứt hơi. Mà nhà thì vẫn chưa chắc đã đăng ký được.

Tuy nhiên, sự phản cảm đối với thủ tục chỉ làm cho vấn đề càng trở nên
trầm trọng hơn chứ không phải là ngược lại. Cuối cùng thì các công việc
vẫn phải được xử lý theo một trình tự, thủ tục nào đó. Nếu các thủ tục cứ bỏ
hết đi thì điều đó chỉ có nghĩa là các quan chức muốn làm thế nào cũng
được.

Vấn đề là cần phải nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của thủ tục. Thủ tục nếu
hiểu đúng phải là “con đường dẫn đến tự do”. Nếu vậy thủ tục phải được
sinh ra để bảo vệ các quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, cư trú... của
người dân, cũng như để công việc được xử lý một cách khách quan, công
bằng, chứ không phải để nhẹ nhàng hơn cho hoạt động “quản lý” của các
quan chức. Với cách hiểu thủ tục như hiện nay, thủ tục chỉ gây khó cho
người dân mà thôi. Thực tế, ở nước ta ai có quyền ban hành thủ tục? Câu trả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.