NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 220

Thử suy luận từ một câu nói

Dưới đây là câu nói đã một thời làm xôn xao dư luận: “Những vụ án xử khó
nhất là các vụ án dân sự. Xử kiểu gì cũng được”. Người buột miệng nói
ra điều này khi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội khóa X, ngày 22
tháng 5 năm 1999, là ông Trịnh Hồng Dương, Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao.

Một là, kỹ thuật soạn thảo văn bản pháp luật của chúng ta chưa hoàn thiện.
Văn phong nghị quyết và tuyên ngôn vẫn còn được ưa dùng. Đọc nghe rất
hay, nhưng áp dụng thì không dễ. Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật
lại được soạn thảo ở nhiều cơ quan khác nhau. Hậu quả là trăm hoa đã đua
nở trong việc áp dụng các kỹ thuật soạn thảo văn bản, các thuật ngữ pháp lý
khác nhau. Mặc dù, một cơ chế hậu kiểm có được xác lập. Nhưng đây là
việc làm khó khăn: nó giống như việc chống rò rỉ bằng cách trát xi măng ở
phía ngoài thùng nước.

Đối với một chính khách, việc làm trên có cái gì đó gần giống như hành vi
tự sát. Tuy nhiên, sự trung thực và lòng quả cảm của ông thật đáng khâm
phục. Ông đã nói thẳng ra điều mà không phải ai cũng quyết định nói ra: hệ
thống pháp luật hiện hành (cho dù là trong lĩnh vực dân sự) đang cho phép
các quan tòa muốn “xử kiểu gì cũng được”.

Dưới đây, xin thử suy luận (đã là suy luận thì có cái đúng, cái chưa thật
đúng mong bạn đọc thông cảm) về một vài nguyên nhân của cái sự “xử kiểu
gì cũng được”.

Suy luận 1: Nếu luật pháp có những quy định không rõ nghĩa hoặc quá
chung chung thì có lẽ “xử kiểu gì cũng được”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.