vậy, phân biệt được quy phạm nào còn hiệu lực quy phạm nào không là một
sự thách đố đối với bất kỳ ai.
Hai là, các văn bản pháp luật bổ sung, sửa đổi thường tồn tại độc lập theo
kiểu SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) mà không được hợp nhất vào
văn bản gốc. Việc tra cứu gặp rất nhiều khó khăn. Rủi ro áp dụng sai cũng
lớn: căn cứ vào luật gốc - có thể sai vì quy phạm đã bị hủy bỏ; căn cứ vào
luật sửa đổi chưa chắc đã đúng vì không thể xác định chính xác các vấn đề
liên quan đến thời hạn hoặc hồi tố. Một đạo luật được sửa đổi nhiều lần (ví
dụ Luật Đất đai) có thể tạo ra một ma trận mà ít ai tìm được lối ra.
Ba là, công tác pháp điển hóa ít được quan tâm. Thực trạng hiện nay là các
quy phạm thuộc một ngành luật đang tồn tại trong rất nhiều các loại văn bản
khác nhau, của các cơ quan khác nhau (không ít cơ quan thậm chí đã biến
mất) và của các thời kỳ khác nhau. Tập hợp, phân loại cho hết tất các quy
phạm này là núi việc có thể làm bất cứ ai trong số chúng ta nản lòng.
(Hiện nay, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Winlaw cùng với các ứng dụng có
liên quan do Trung tâm Thông tin-Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Văn
phòng Quốc hội xây dựng và phát triển có thể trở thành công cụ hết sức
hiệu năng cho hoạt động pháp điển hóa và giám sát việc ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật).
Suy luận 3: Nếu hệ thống pháp luật có nhiều khoảng trống thì có lẽ “xử kiểu
gì cũng được”.
Điều này cũng có thể xảy ra. Đất nước ta đang tiến hành đổi mới và xây
dựng nền kinh tế thị trường do đó cần nhiều luật. Thế nhưng, với công nghệ
làm luật hiện nay, Quốc hội chỉ có thể thông qua 7-9 luật/năm; Ủy ban
thường vụ Quốc hội là 15- 18 pháp lệnh/năm. Và như một quan chức của
Quốc hội khẳng định: với tốc độ này, khoảng 30-40 năm nữa chúng ta mới
có được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Như vậy, tác giả của bài viết