thế giới tăng lên thì cách phản ứng hợp lý nhất đối với các doanh
nghiệp là nâng cao năng suất lao động và cắt giảm các chi phí bất
hợp lý để hạ giá thành sản phẩm. Áp lực phải làm như vậy đã bị
chính sách trợ giá vô hiệu hóa. Hậu quả là các doanh nghiệp nói
trên khó có thể cải tổ kịp thời để đón nhận sự cạnh tranh của thời kỳ
hội nhập. Không biết bao nhiêu những doanh nghiệp “cớm nắng1”
như vậy sẽ có thể sống sót khi mái che bảo hộ bị dỡ bỏ?
Bốn là, tiền bù lỗ chảy vào túi của bọn buôn lậu. Do được bù lỗ, giá
xăng dầu của ta rẻ hơn hẳn so với của các nước xung quanh. Sự
chênh lệch giá cả này tạo ra một áp lực khổng lồ bơm xăng dầu của
chúng ta sang phía bên kia biên giới. Toàn bộ tiền bù lỗ vô hình
trung được rót vào túi của bọn buôn lậu. Đã thế chi phí sẽ phát sinh
bổ sung cho chúng ta vì phải tăng cường hoạt động phòng chống
buôn lậu xăng dầu.
Năm là, công bằng xã hội khó lòng được bảo đảm. Về nguyên tắc,
ngân sách là tiền của toàn dân. Thế nhưng, bù lỗ xăng dầu thì toàn
dân có được hưởng lợi như nhau hay không? Thật khó có thể khẳng
định được rằng những người dân vùng sâu, vùng xa suốt ngày đi
chân đất cũng được hưởng lợi từ chính sách bù giá như những
người giàu vừa sử dụng ô tô riêng, vừa tiêu thụ nhiều hàng hóa dịch
vụ mà xăng dầu là một phần của đầu vào. Tại sao chúng ta lại lấy
tiền ngân sách để trợ giá chủ yếu cho những người giàu như vậy?
1 Thiếu ánh sáng.
Nhiều người sẽ cho rằng giá hội nhập mà lương chưa hội nhập thì
thật rủi ro cho người lao động. Đồng ý là như vậy. Thế nhưng, bù giá
đâu có giải quyết được vấn đề của tiền lương. Bất quá lấy tiền bù
giá để giải quyết tiền lương thì vẫn hợp lý hơn.