Đấu thầu không phải là đấu giá
Điều trước tiên chúng ta có thể nói về đấu thầu là: nó không phải là
đấu giá. Đấu giá thì có thể là “đấu” để mua, hoặc “đấu” để bán.
“Đấu” để mua là trả giá cao nhất mua (thường là một tác phẩm nghệ
thuật, hay một món đồ cổ). Điều này chỉ xảy ra khi cung nhỏ hơn
cầu. “Đấu” để bán là chào giá thấp nhất để bán được hàng. Trong cả
hai loại “đấu” này, giá cả là tiêu chí duy nhất để xác định người chiến
thắng. Đấu thầu không phải như vậy. Mục đích của việc đấu thầu là
mua được thứ hàng tốt nhất có thể. Đây là cuộc cạnh tranh về cái
sự tốt, hơn là cái sự rẻ. Nếu đấu giá coi trọng chuyện tiền nong, thì
đấu thầu coi trọng chuyện chất lượng. Và ai cũng biết: “Tiền nào,
của ấy”. Hy vọng trúng xổ số trong đấu thầu là một hy vọng ngây
thơ.
Cách thức chọn thầu hiện nay dễ làm ta liên tưởng tới một câu ngạn
ngữ đại ý là: đàn ông có thể trả 2 ngàn đồng để mua thứ chỉ đáng
giá 1 ngàn đồng mà họ cần; đàn bà lại có thể trả 1 ngàn đồng để
mua thứ đáng giá 2 ngàn đồng mà họ không cần. Câu ngạn ngữ này
chưa chắc đã đúng trong cuộc sống, nhưng nó lại mô tả khá chính
xác cái tạm gọi là (xin lỗi quý Bà, quý Cô ) “tư duy đàn bà” của một
số hội đồng chọn thầu các công trình giao thông, xây dựng hiện nay.
Vấn đề của việc chọn thầu cũng giống như vấn đề của cuộc sống.
Trong cuộc sống, cái chúng ta cần thường không rẻ, cái rẻ thường
chúng ta không cần. Cách hành động hợp lý là cố gắng mặc cả và
lựa chọn để mua được cái đáp ứng tốt nhất có thể nhu cầu của
chúng ta, hơn là nhắm mắt mua cái có giá rẻ. Một nhà hát chèo
không ai dám bước chân vào, một con đường xe không thể đi được