NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 320


Rất tiếc, không phải trong mọi lĩnh vực, thị trường của người bán đã
nhường chỗ cho thị trường của người mua. Việc Công ty vận tải và
Dịch vụ công cộng Hà Nội và đặc biệt là Công ty xe khách Sài Gòn
phải mua xe buýt của Transinco là một ví dụ. Do không được quyền
lựa chọn, những người mua này đã lập tức từ “thượng đế” biến
thành những người chịu ơn. (Nhờ mua xe buýt của “chúng em” mà
“các bác” được hưởng lãi suất vay ưu đãi). Hậu quả tất yếu là:
những người mua đã nhận được sự cẩu thả, tắc trách của người
bán. Đây là cách cư xử hoàn toàn dễ hiểu: lợi ích của người bán đã
không phụ thuộc vào người mua, mà vào sự ủng hộ của bộ máy
hành chính. Còn có sự ủng hộ này, thị trường của người bán còn
tồn tại dài dài với sự cẩu thả và hách dịch của người bán và sự thiếu
hụt của hàng hóa, dịch vụ. Đây cũng là lý do giải thích sự không
may của chúng ta liên quan đến việc cung cấp nước sạch, điện, dịch
vụ viễn thông, y tế, bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới v.v. và
v.v.

Thực tế cho thấy, thiếu sự cạnh tranh lành mạnh và thật sự, không
một doanh nghiệp con cưng nào có thể được tôi luyện “nên người”.
Những doanh nghiệp như vậy không sớm, thì muộn sẽ chết yểu
trong cuộc cạnh tranh toàn cầu mà dân tộc ta đang phải đối mặt.
Vậy thì, Nhà nước nên tập trung mọi cố gắng của mình để chống
độc quyền, chống sự lũng đoạn thị trường (đặc biệt là thị trường
thuốc tân dược hiện nay) nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng, minh
bạch cho tất cả mọi doanh nghiệp bất kể trong hay ngoài quốc
doanh. Tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và trung thực
nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất sẽ giúp chúng ta sớm đoạn tuyệt
với thị trường của người bán và những rủi ro không đáng có mà nó
sản sinh ra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.