NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 321

Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp

Kinh doanh thực chất là khai thác các nhu cầu của con người:các
nhu cầu đang có, các nhu cầu sẽ có và các nhu cầu có thể tạo ra.
Bạn không thể bán máy tính trên Sao Hỏa. Đơn giản vì trên đó
không có nhu cầu. Như vậy, sự giàu có của các doanh nghiệp suy
cho cùng là do các khách hàng tạo ra. Những khách hàng này- già
trẻ, trai gái tập hợp nhau lại thành xã hội. Và vấn đề trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp được đặt ra là trên cơ sở của mối quan hệ
như vậy.

Thực ra, trong cuộc sống chúng ta đều là những nhà cung ứng và
đều là những khách hàng của nhau. Ngày nay, ít ai vừa có thể sản
xuất phần mềm máy tính, vừa có thể nuôi bò lấy sữa và làm ra pho
mát. Bán phầm mềm máy tính để mua sữa và bán sữa để mua phần
mềm máy tính (hoặc các sản phẩm được tạo ra nhờ sử dụng phần
mềm máy tính) vì vậy là một sự cần thiết khách quan. Cho dù, các
quan hệ xã hội là nhằng nhịt và nhiều khi mất mối, con người vẫn
phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình này. Như vậy, trách nhiệm của
các doanh nghiệp đối với xã hội cũng chính là trách nhiệm đối với
bản thân mình.

Xã hội không tồn tại bên ngoài những cá thể hợp thành. Những cá
thể đó là tất cả chúng ta, trong đó có các doanh nhân. Chúng ta có
thể biến đổi xã hội, nhưng đồng thời cũng chịu sự tác động sâu sắc
của xã hội. Trong một xã hội “trọng nông, ức thương”, doanh nhân là
những người lép vế. Trong một xã hội bao cấp, doanh nhân bị trói
chân tay và không thể tiếp cận thị trường. Một xã hội tồn tại theo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.