hoạt động kinh doanh. Bởi vì trong xã hội như vậy sự giàu có sẽ
được chấp nhận. Thiếu điều này động lực của hoạt động kinh doanh
sẽ bị tước bỏ.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện trước hết qua
việc đóng thuế. Các doanh nghiệp đóng thuế không phải chỉ để nuôi
Nhà nước, mà là để Nhà nước có nguồn kinh phí chăm lo cho các
nhu cầu của xã hội. Về cơ bản, các doanh nghiệp tạo ra của cải, nhà
nước tạo ra sự công bằng. Nhưng của cải phải có trước, sự công
bằng mới có thể xảy ra. Nếu chúng ta chỉ được hưởng sự công
bằng về nghèo khổ, thì điều đó chẳng an ủi được gì nhiều.
Những đóng góp ngoài thuế của các doanh nghiệp đều thật sự là
những đóng góp của lương tâm. Trong đa số các trường hợp,
những đóng góp này mang lại sự hài lòng lớn hơn cho các doanh
nhân. Bởi vì họ đã chi tiền cho những việc mà họ cho là cần thiết.
Đối với những khoản tiền đóng thuế không phải lúc nào các doanh
nhân cũng nhận được sự hài lòng như vậy. Để kết hợp việc giải
quyết các nhu cầu xã hội với sự hài lòng của các doanh nhân, nhiều
nước trên thế giới đã tìm cách miễn giảm thuế cho các doanh nhân,
nếu họ có những đóng góp ngoài thuế cho xã hội. Cách làm này còn
tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ hình thành và phát triển.
Và đó là nền tảng của một xã hội công dân vững mạnh.