PV: Vâng, có khá nhiều vấn đề cần phải được cân nhắc với góc nhìn phản
biện. Thưa ông, tôi cảm thấy xã hội đang hình thành một tư duy: đã là thị
trường thì có nghĩa là tư bản, là “phải nhẫn tâm” phải làm giàu bằng mọi
giá. Mặc dù đằng sau cơ chế thị trường có gắn với định hướng Xã hội chủ
nghĩa nhưng vế sau vừa thiếu nội dung, vừa bị xem nhẹ và thậm chí bị giễu
cợt? Lại có cán bộ khi xem xét sự oan khuất thường nói thị trường là phải
thế, trong khi thế giới phương Tây, như Bắc Âu chẳng hạn, có thể gọi là thị
trường - chủ nghĩa xã hội?
NSD: Mọi sự cực đoan có vẻ đều không ổn. Phủ nhận thị trường đưa lại kết
quả như thế nào thì rất nhiều người trong số chúng ta đều đã được kiểm
nghiệm bằng chính sự cơ cực, túng thiếu của mình. Nhưng tuyệt đối hóa thị
trường cũng hoàn toàn không ổn. Thị trường tạo ra động lực làm giàu,
nhưng không tạo ra được công bằng xã hội. Mà thiếu công bằng xã hội lại
không thể có một sự giàu có nào có thể an toàn và bền vững.
Chính vì vậy nhà nước có một vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết thị
trường. Định hướng xã hội chủ nghĩa chính là việc sử dụng động lực thị
trường để phát triển kinh tế, nhưng cố gắng phân bổ lợi ích mà phát triển
mang lại một cách công bằng. Và đây chính là việc quan trọng nhất mà Nhà
nước phải làm.
Nhiều nước phương Tây, đặc biệt là các nước Bắc Âu đã làm được điều trên
khá tốt, chính vì vậy họ đã đưa được rất nhiều ý tưởng cao đẹp của chủ
nghĩa xã hội vào cuộc sống.
Theo tôi, xã hội mà chúng ta hướng tới cần đảm bảo không chỉ tự do, mà
còn sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người. Để việc bình đẳng về cơ
hội có ý nghĩa thực tiễn, phải đặc biệt quan tâm tới y tế và giáo dục. Nhà
nước phải làm sao cho không còn hoặc còn rất ít người đau yếu, thất học.
Mọi người đều phải được ăn học như nhau để phát triển. Nếu không tạo
điều kiện được cho tất cả mọi người dân được tiếp cận bình đẳng với y tế và