Làm luật
Trong tiếng Việt hiện đại, “làm luật” là từ có hai nghĩa. Những người đương
thời dùng nó vừa để chỉ hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
vừa để chỉ hành vi mãi lộ (một kiểu vi phạm pháp luật). Tương quan giữa
hai loại “làm luật” nói trên thật tế nhị: loại này có hiệu lực thì loại kia chỉ là
thứ “Bụt chùa nhà”. “Bụt chùa nhà” ai cũng vái, nhưng ai cũng biết là
không thiêng.
Mãi lộ là điều không thể chấp nhận. Thế nhưng, nó đang là một thứ luật
được tuân thủ nghiêm ngặt. (Phải chăng, vì thế mà hành vi mãi lộ được gọi
là “làm luật”?) Mỗi khi việc “làm luật” trên các xa lộ có hiệu lực, các quy
phạm pháp luật thực định về việc nghiêm cấm hành vi hối lộ và nhận hối lộ,
về việc nghiêm cấm xe chở quá tải, quá khổ trở thành những mệnh lệnh
không thiêng.
Đâu là nguyên nhân của tình trạng trớ trêu này? Trước hết, xin thử phân
tích về việc “làm luật” trên các xa lộ. Có vẻ như đang tồn tại tất cả các yếu
tố để việc “làm luật” này có hiệu lực. Dưới đây, là những yếu tố cơ bản
nhất.
Một là, sự tồn tại của môi trường xã hội tương ứng. Chính sách tiền lương
cho đội ngũ công chức nói chung và lực lượng cảnh sát giao thông nói riêng
còn có nhiều bất cập. Khi lương
không nuôi được những người cảnh sát và gia đình họ, thì buộc lòng họ
phải tìm cách bổ sung thu nhập. Cách dễ làm nhất là sử dụng quyền năng
của mình - tức là “làm luật”. Và khi đã “làm luật”, nền tảng đạo đức cần
thiết không còn để thực thi công vụ. “Trót vì tay đã nhúng chàm - Dại rồi
còn biết khôn làm sao đây?”