NHỮNG NGÔI SAO EGHE T1 - Trang 8

người đọc cả một bức tranh xã hội rộng lớn từ thôn xóm đến cung đình.
Ngay từ những trang đầu tiên, tác giả đã cho ta thấy tình hình chính trị rối
như mớ bòng bong của nước Hung thời đó: “… và chúa công của bạn đang
là Xopôlo Gianốt, hoặc quân Thổ, hoặc Pheđinan đệ nhất.”

Hồi đó giai cấp phong kiến ở Hung phân hóa nặng nề. Bọn quý tộc lãnh

chúa và quý tộc giáo hội có những lãnh địa rộng lớn, có quân đội riêng, có
thành quách trong tay, thực tế là đã trở thành những ông chúa cát cứ. Nhà
vua ở Buđa không đủ sức để thâu tóm quyền bính, tổ chức đất nước thành
một quốc gia vững mạnh. Nhân dân bị đè nén nặng nề dưới hai tầng tròng
phong kiến và giáo hội, đời sống rất khổ cực. Họ oán ghét bọn quý tộc
chẳng kém gì bọn ngoại xâm. Tất cả những nhân tố đó đã dẫn tới cuộc
chiến tranh nông dân do Đôjo Giơrgiơ lãnh đạo năm 1514 và chiến bại thảm
hại ở Môhát năm 1526. Sau Môhát không còn ai tổ chức được cuộc kháng
chiến chống quân Thổ trong phạm vi toàn quốc. Giai cấp thống trị vốn đã
không thống nhất, giờ đây lại phân hóa thành hai phe đối địch. Một phe,
gồm chủ yếu tầng lớp quý tộc trung và tiểu, bầu Xopôio Gianốt, công
vương vùng Êrơđêi, lên làm vua; một phe khác, gồm phần lớn bọn đại quý
tộc, lại tôn Pheđinan đệ nhất của triều đình Hápxbua (Áo) làm vua. Hai tên
vua đó đem quân đánh lẫn nhau để tranh giành ngôi báu, mặc kệ quân Thổ
ngấp nghé ở biên giới. Thậm chí Xopôio Gianốt, sau khi bị thua Pheđinan I
và phải chạy sang Ba-lan, còn cầu cứu hoàng đế Thổ giúp hắn chiếm lại
ngai vàng, và để đền ơn, hắn bỏ mặc vùng đất nước phía nam cho quân thổ
tha hồ cướp bóc. Trước tình hình hai vua khuynh loát lẫn nhau như thế, bọn
lãnh chúa hết theo phe vua này lại theo phe vua khác, tùy theo chỗ ở với
vua nào có thể kiếm chác được nhiều hơn. Chúng ta sẽ thấy tình hình này
được phản ánh một phần qua hai nhân vật Xexey và giáo sĩ Balin hoặc qua
nhân vật Tơrơc Balin. Nhưng mặc dù tất cả những điều kiện bi thảm đó,
nước Hung vẫn không dễ dàng lọt vào tay bọn ngoại xâm. Trước sự bất lực
và phản bội của triều đình và giáo hội, nhân dân nhiều nơi đã vùng lên
kháng chiến mạnh mẽ khi quân Thổ kéo đến. Những “kẻ nổi loạn” đó – như
các sử gia của triều đình Thổ cũng phải thừa nhận – “trong tình thế tuyệt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.