hơn, đó là ngôi sao đo của Gribeauval.
— Hồi thế kỷ mười sáu, - Bossuet nhận xét, - người ta xẻ rãnh trong
nòng.
— Phải, - Combeferre đáp. - Cái đó làm tăng sức xạ kích nhưng lại làm
giảm độ chính xác. Với lại, khi bắn gần thì đường đạn không thẳng như ta
mong muốn, đường parabole cong quá mức, đạn không đi thẳng để tin vào
các vật nằm ở trung gian, mà điều này lại cần thiết trong chiến đấu, nhất là
khi địch ở gần và cần bắn nhanh. Với đại bác rạch nòng thế kỷ mười sáu,
đường đạn không căng là do không thể dùng nhiều thuốc. Với loại vũ khí
này, không thể tọng già thuốc là do sức phá vỡ quá mạnh của nó, chẳng hạn
phải sợ rạn vỡ bệ súng. Tóm lại đại bác cũng như một bạo chúa, không thể
muốn gì làm được nấy, rất mạnh cũng là rất yếu. Một viên đạn đại bác đi sáu
trăm dặm một giờ, ánh sáng một giây đi bảy vạn dặm.
hòa Napoléon như thế đấy.
— Lắp đạn lại, - Enjolras hô.
Lớp áo giáp của chiến lũy sẽ chịu đựng như thế nào sức đạn đại bác?
Viên đạn sẽ chọc thủng nó chăng? Đó là vấn đề. Trong khi nghĩa quân lắp
đạn thì bọn pháo thủ cũng nạp đạn vào nòng khẩu pháo. Khắp chiến lũy ai
nấy đều hết sức lo lắng.
Khẩu pháo bắn, tiếng nổ vang ầm.
— Có mặt! - Một tiếng reo vui vẻ cất lên.
Phát đạn đại bác đập vào chiến lũy thì đồng thời Gavroche cũng nhảy
phóc vào giữa. Chú từ phố Cygne đến và đã nhanh nhẹn leo qua cái chiến
lũy phụ chắn phía Petite Truanderie. Cả chiến lũy xao xuyến vì Gavroche
nhiều hơn là vì quả đại bác.
Quả đại bác đã mất hút trong mớ gạch đá chằng chịt. Nó chỉ làm gãy một
bánh xe của chiếc xe khách và hủy hoại nốt cái xe bò Anceau, chứ không
gây thiệt hại gì khác. Thấy thế, cả chiến lũy phá lên cười. Bossuet gọi bảo
bọn pháo thủ:
— Tiếp tục đi!