III
DIỄN BIẾN CỦA CUỘC VƯỢT NGỤC
Cũng đêm ấy, ở nhà ngục La Force đã xảy ra việc sau đây.
Mặc dù Thénardier bị giam cách biệt, Brujon, Gueulemer, Babet và hắn ta
cũng đã bàn nhau cùng vượt ngục. Ngay sau đó, Babet một mình trốn trước,
như Montparnasse đã kể với Gavroche trên kia. Thằng Montparnasse ở
ngoài, sẽ giúp đỡ chúng một tay.
Brujon bị giam một tháng trong buồng phạt, đủ thì giờ cho hắn làm hai
việc, thứ nhất, bện xong một cái dây, thứ hai nghĩ xong một kế hoạch. Cái
buồng tàn khốc để giam người tù bị kỷ luật, ngày xưa gọi là ngục tối và gồm
có bốn bức vách đá, một cái trần đá, một cái nền lát đá phiến, một tấm
giường ván, một lỗ thông hơi có chắn lưới sắt và một cánh cửa bọc sắt.
Nhưng ngục tối, người ta cho là quá gớm ghiếc. Ngày nay chỗ giam phạt ấy
gồm có một cánh cửa sắt, một lỗ thông hơi chắn song sắt, một tấm giường
ván và một cái nền lát đá phiến, một cái trần đá và bốn bức vách đá có tên là
buồng phạt. Giữa trưa thì trong buồng phạt ấy - một tí ánh sáng. Mối hại của
thứ buồng phạt ấy - các bạn thấy đó, đâu có phải là ngục tối! Là bắt con
người có sức lao động phải ngồi bó gối nghĩ ngợi.
Bởi vậy, Brujon đã nghĩ ngợi và khi hết hạn ở buồng phạt ra thì hắn mang
theo ra một cái dây. Vì cho hắn là tù nguy hiểm, không thể để ở trại ngoài,
người ta tống hắn vào Trại Mới. Cái thứ nhất, hắn tìm thấy ở đó là
Gueulemer, cái thứ nhì là một cái đinh, tìm thấy Gueulemer là tìm thấy tội
ác, tìm thấy cái đinh là tìm thấy tự do.
Đã đến lúc phải biết rõ Brujon, Brujon dáng người như yếu đuối, hắn có
thâm ý làm ra vẻ ưu tư, nhu nhược. Thật ra hắn là một tên khỏe mạnh, lễ
phép, khôn ngoan, gian giảo. Cái nhìn của hắn như vuốt ve người ta, nụ cười
của hắn thâm hiểm. Nụ cười ấy do bản chất hắn, còn con mắt âu yếm kia là
do hắn có chí luyện nên. Nhưng tìm tòi đầu tiên của Brujon về nghệ thuật
hướng về cái mái nhà. Nhờ hắn, kỹ thuật của những người thợ giở mái, lột
máng nước đạt những bước tiến lớn hơn với phương pháp bóc dạ dày bò. Cơ
hội rất thuận lợi để vượt ngục là chính lúc bấy giờ, thợ lợp đang tháo chữa