II
CỘI RỄ
Tiếng lóng, là ngôn ngữ của những người ngu tối.
Tư tưởng xúc động trong cõi sâu xa thăm thẳm, triết học xã hội, trầm tư
đau xót đứng trước cái thổ ngữ bí ẩn này, cái thổ ngữ vừa điếm nhục vừa
phẫn nộ này. Ở đó, hình phạt hiện rõ. Mỗi âm có vẻ như bị đóng dấu lửa.
Những từ của ngôn ngữ thông thường, xuất hiện ở đâu nhăn nhúm và thành
chai, dưới con dấu sắt nóng của tên đao phủ. Một số từ còn như đang bốc
khói. Câu này giống như bả vai bị đóng dấu hoa huệ của một tên trộm, đột
nhiên hở trần ra. Ý tưởng gần như từ chối không để cho những danh từ đã bị
kết án đó diễn đạt. Ẩn dụ của nó đôi khi quá trâng tráo đến nỗi ta có cảm
giác nó đeo gông.
Vả lại, mặc dầu tất cả những thứ đó và chính nguyên nhân lại do đó, cái
thổ ngữ kỳ lạ ấy vẫn có ngăn của nó trong cái tủ ngăn lớn vô tư, trong đó có
chỗ cho đồng xu gỉ cũng như cho cái huy chương vàng cái ngăn mà người ta
gọi là văn học. Nói lóng có ngữ pháp và nền thơ của nó, dù người ta thừa
nhận hay không. Đó là một ngôn ngữ. Nếu do chỗ xú dang của một vài danh
từ, người ta nhận đó của Mandrin, thì do cái huy hoàng của mấy hoán dụ,
người ta lại cảm thấy như chính Villon đã nói. Câu thơ kỳ thú và nổi tiếng:
«“Đâu rồi những tuyết năm xưa?”
(Mais où sont les neiges d'antan?)»
Là một câu thơ nói lóng. Antan - ante annum (Năm trước: Tiếng La Tinh)
- là một từ nói lóng của bọn nhà trộm. Nó nghĩa là năm ngoái và rộng ra là
ngày xưa. Cách đấy ba mươi lăm năm, vào chuyến phát vãng tù khổ sai lớn
năm 1827, người ta còn đọc được trong một ngục tối ở Bicêtre câu châm
ngôn do một tên đại hợm khắc bằng đinh trên tường như sau: «“Les dabs
d'antan trimaient siempre pour la pierre du Coësre. Ce qui veut dire: Les
rois d'autrefois allaient toujours se faire sacrer"», có nghĩa là: Các nhà vua
thời xưa khi nào cũng đi lễ đăng quan. Trong tư tưởng “nhà vua” đó, đăng