NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ - Trang 1251

ọp ẹp tám tầng. Những ngôi nhà ấy già nua mục nát đến nỗi các mặt tiền

quay ra phố Chanvrerie và phố Petite Truanderie từ nhà này sang nhà khác

đều có những cây đòn dài chống đỡ. Đường phố hẹp mà lòng lại rộng cho

nên người đi đường cứ phải luôn giẫm trên nền đá ẩm ướt, đi sát những hiệu

hàng giống các buồng hầm. Những trụ bọc niềng sắt. Những đống rác quá

cỡ, những cổng có cửa sắt to lớn và cũ kỹ. Cái tên Mondétour

[313]

nói được

tài tình cái cảnh khúc khuỷu của các đường phố đó. Xa hơn một chút, người

ta còn thấy cảnh ấy được diễn tả thần tình hơn nữa với cái tên phố Pirouette,

[314]

phố này đổ ra phố Mondétour.

Người đi đường đi từ phố Saint Denis vào phố Chanvrerie thấy nó hẹp

dần lại như đi vào một cái phễu sâu. Đường phố rất ngắn, đến cuối phố sẽ

thấy một dãy nhà cao chắn lối về phía khu chợ. Người khách tưởng mình đã

đi vào một ngõ cụt nếu không thấy ở hai bên có hai lối đi như đường hầm.

Đó là phố Mondétour, phía bên này thì dẫn đến phố Cygne và phố Petite

Truanderie. Ở đây cái thứ ngõ cụt đó, nơi góc đường hầm rẽ phải, người ta

để ý đến một ngôi nhà thấp hơn các cái khác và nhô ra đường. Cái nhà có hai

tầng gác đó chính là nơi từ ba trăm năm nay chễm chệ một cái quán bất hủ.

Cái quán ấy là một nốt nhạc vui ở chính cái nơi mà ông bạn Théophile

[315]

đã chỉ ra trong hai câu thơ:

«Nơi đây đu đưa bộ xương gớm ghiếc

Của một chàng trai tội nghiệp treo cổ vì tình.»

Chỗ này thuận lợi, chủ quán cha truyền con nối dọn hàng ở đây. Thời

Mathurins Régnier,

[316]

cái quán ấy lấy tên là Lọ Hoa Hồng.

[317]

Và thời ấy

có cái mốt lấy hình đoán chữ, cho nên bảng hiệu của nó là một cái cọc sơn

hồng. Thế kỷ trước, họa sĩ Natoire, một bậc thầy về lối hiếu kỳ ngày nay bị

trường phái cứng nhắc khinh thị, đã từng ngồi uống say khướt ở cái bàn xưa

kia Régnier cũng đánh chén bí tỉ. Để tỏ lòng biết ơn, Natoire đã vẽ một chùm

nho xứ Corinthe trên cái cọc hồng. Anh chủ quán thích thú thay bảng hiệu cũ

bằng cái bảng hiệu mới đó và thuê người ta khắc vào thiếp vàng mấy chữ:

“Quán Nho Corinthe" ở dưới chùm nho. Do đó mà có tên Quán Corinthe.

Bọn say sưa lược bớt tiếng bớt chữ là thường. Phép lược từ làm cho câu trở

nên ngoằn ngoèo. Corinthe dần dà truất vị Lọ Hoa Hồng. Người đại diện sau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.