NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ - Trang 1351

chót, phút mà một sự khủng hoảng muốn trở thành một tai ương. Chiến lũy

ấy làm bằng gì? Bằng ba tòa nhà sáu tầng xô đổ, có người bảo là do người ta

cố ý. Có những kẻ khác bảo là sự công phẫn công cộng đã có phép màu phá

những ngôi nhà ấy. Chiến lũy mang hình dáng thảm hại của những công

trình xây dựng bằng thù hằn: Sự đổ nát. Có thể nói: Ai đã dựng cái đó? Cũng

có thể hỏi: Ai đã làm đổ nát cái đó? Đó là sáng tạo đột khởi của sôi sục. Ái

chà! Cái cửa này! Cái cánh cổng song sắt này! Cái mái con này! Cái viền

cửa này! Cái bếp vỡ này! Cái nồi rạn này! Cho tuốt! Ném tuốt vào! Đẩy đi,

lăn đi, cuốn đi, dỡ đi, lật đảo đi! Xô đổ tất đi! Đó là sự hợp tác của đá, của

gạch, của xà ngang, của dầm sắt, của giẻ rách, của gạch hoa cạy lấy, của ghế

thủng, của lõi bắp cải, của tã lót, của áo rách, của nguyền rủa. Vừa lớn lao,

vừa ti tiện. Cảnh hỗn mang cố bắt chước đáy vực. Đại khối bên cạnh phân

tử, mảng tường xô ngã cùng với cái đĩa vỡ. Một cảnh đoàn kết đầy đe dọa

của những mảnh vỡ. Sisyphe đã ném quả núi của mình vào đó cũng như Job

vứt mảnh sành vào. Tóm lại, một cái gì ghê gớm. Cao đài của kẻ khố rách.

Nhiều xe ba gác lật ngược làm cho bờ lũy gồ ghề: Một xe bò lớn lật ngang,

trục ngửa lên trời, trông như một vết sẹo lớn trên cái mặt xù xì. Người ta vui

vẻ hò reo đẩy một xe chở khách lên đỉnh lũy, tuồng như những nhà kiến trúc

của cái công trình man rợ đó muốn chen cái vui nhộn trẻ ranh vào sự hãi

hùng, chiếc xe chổng gọng lên trời, như chờ thắng những con ngựa của

không trung. Cái đống phù sa khổng lồ của bạo khởi đó khiến người ta hình

dung cảnh núi Ossa chồng lên núi Pélion

[345]

của tất cả những cuộc Cách

Mạng: Năm 93 trên Năm 89, Ngày 9 Tháng Nắng trên Ngày 10 Tháng Tám,

Ngày 18 Tháng Sa Mù trên Ngày 21 Tháng Giêng, Tháng Hái Nho trên

Tháng Tưới Cỏ, Năm 1848 trên Năm 1830.

Địa điểm xứng đáng với công sức người ta và cái chiến lũy này xuất hiện

không hổ thẹn ở chính cái nơi mà nhà ngục Bastille bị hủy phá. Nếu đại

dương đắp đê thì nó đắp như thế đấy. Cuồng lực của thủy triều đã in dấu trên

đống ngổn ngang vô hình đó. Thủy triều nào vậy? Thưa, quần chúng. Người

ta tưởng thấy náo động đã hóa đá. Người ta tưởng nghe vù vù trên chiến lũy

đó những con ong đen tối của tiến hóa cuồng bạo như trên tổ của mình. Đây

là một bụi gai góc chăng? Hay là một đám cuồng cũ? Hoặc một pháo đài?

Hình như quay cuồng long óc đã quạt cách xây dựng nên chiến lũy đó. Có uế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.