NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ - Trang 1457

kính nể nhà thơ hơn nhà vua, cả hai đều sống ở thế kỷ XVII. Nó đạt độ sâu

nhất ở phố Saint Pierre, dâng cao đến một mét trên mặt đá ở miệng ống

máng và độ rộng nhất ở phố Saint Sabins, ở đây nó trải ra trên chiều dài hai

trăm ba mươi tám mét.

Đầu thế kỷ này, cống ngầm Paris còn là một nơi bí ẩn. Bùn lầy thì chẳng

bao giờ được tiếng tốt, đành thế nhưng ở đây cái tiếng xấu lên đến mức

khiến người ta phát khiếp. Paris lờ mờ biết rằng dưới chân mình có một cái

hầm kinh khủng. Người ta nói đến nó như nói đến cái vũng đọng thành

Thébain ngày xưa, nhung nhúc những con rết dài năm mét, cái vũng có thể

làm vũng đầm cho con quái Béhémoth khổng lồ. Những đôi ủng của thợ

cống không bao giờ bước quá những điểm quen biết. Người ta hãy còn rất

gần cái thời mà xe bùn của những người thợ vét - từ trên đó Sainte Foix tỏ

tình hữu ái với Hầu Tước Créqui - trút phăng cái chứa của mình xuống cống.

Đến như việc nạo cống thì người ta trông cậy ở các trận mưa rào; nói cho

đúng, mưa không quét nạo mấy mà đùn thêm nhiều hơn. La Mã còn để chút

thơ mộng cho hố rác và gọi nó là Hố Phơi Bày; Paris thóa mạ nó và gọi nó là

Lỗ Thối. Khoa học và mê tín đồng tình ghê tởm. Khoa vệ sinh và truyền

thuyết đều gớm cái Lỗ thối ngang nhau. Lão tu sĩ Quạu Quọ sinh ra ở dưới

cái vòm cuốn hôi thối của cống Mouffetard; xác của Marmousets bị vứt

xuống cống Barillerie; Fagon cho là trận dịch sốt ác tính dữ dội năm 1685 là

do cái lỗ thủng lớn ở cống Marais, lỗ này vẫn toang toác ở phố Saint Louis

cho đến năm 1833, ở xế bảng hiệu “Người đưa tin lịch sử”. Miệng cống phố

Mortellerie nổi tiếng vì những trận dịch hạch từ đó phát ra. Với cánh cửa

song sắt nhọn tựa một hàng răng, nó nằm ở cái phố tai hại ấy như một họng

rồng thổi âm khí lên loài người. Trí tưởng tượng dân gian đã pha một khái

niệm vô tận vào cái chậu rửa của thành phố đó. Cống ngầm không có đáy.

Cống ngầm là cái barathrum.

[409]

Cảnh sát không hề nghĩ tới việc thám hiểm

những khu vực phong hủi ấy. Thử tìm hiểu cái xa lạ ấy, thăm dò trong bóng

tối ấy, đi khám phá cái gì trong vực thẳm ấy, ai đâu dám? Kinh khiếp lắm.

Thế mà cũng có người xin làm. Vũng bùn vẫn có Christophe Colomb của

mình.

Năm 1805, trong dịp hiếm hoi Hoàng Đế xuất hiện ở Paris, một hôm quan

Thượng Thư Bộ Nội Vụ tên là Decrès hay Crétet gì đó, đến bệ kiến vào lúc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.