rằng ông bắt đầu đoán thấy tôn giáo đã thành một công cụ của thống trị,
trong khi ấy ông thấy về cảnh binh, tòa án, quân đội tư sản khá rõ. Trái lại
ông cho “đức tin là lành” và Chúa là sự giải đáp cho tất cả. Trong truyện,
người Jacobins già đã đả phá cường quyền, lên án chuyên chế, khi nói đến
Chúa cũng nhất trí với viên Giám Mục và chịu phép ban phúc khi từ trần,
Hugo cũng không nhận định được rõ bản chất tư sản phản động của Đế Chế
Napoléon Đệ Nhất và chế độ Louis Philippe, nên trong tác phẩm nhiều lúc
ông ca ngợi những người đại diện của hai chế độ ấy. Thuật lời lẽ và ý nghĩ
của nhân vật, tác giả lồng vào nhiều ý kiến về nhân sinh quan và vũ trụ quan
của mình, trong ấy có nhiều điểm độc đáo, tiến bộ, nhưng cũng có một số
điểm người đọc ngày nay cần lấy lập trường khoa học mà xét lại.
Cách Mạng ở chỗ chống áp bức bóc lột, đòi tự do, đòi công lý, Victor
Hugo vẫn là cải lương ở giải pháp. Với ông, làm Cách Mạng là để thay
người xấu bằng người tốt, ban bố các quyền tự do, cải cách xã hội, mở
trường học, dựng một chính quyền lấy tôn giáo chân chính làm hướng đạo,
lấy yêu nước, dân chủ và nhân đạo làm châm ngôn. Vấn đề xóa bỏ trật tự cũ,
thủ tiêu giai cấp chưa được bàn tới. Ông tin tưởng nồng nhiệt vào luật tiến
hóa xã hội, nhưng theo ông, yếu tố chủ yếu của tiến hóa là sự cải tạo tư
tưởng của con người. Ngày nay ai cũng biết là lý tưởng xã hội theo như ông
muốn không thể thực hiện được bằng cuộc Cách Mạng như ông quan niệm.
Chỉ có giai cấp công nhân dẫn đầu nhân dân lao động đứng lên lật đổ tư bản
đế quốc, kiến thiết Xã Hội Chủ Nghĩa, mới có thể đem lại công ăn việc làm,
tự do, kiến thức đầy đủ cho tất cả mọi người; và cái mộng cải tạo tư tưởng
con người của ông cũng chỉ thực hiện được khi chính quyền đã ở trong tay
giai cấp vô sản.
Mặc dù có mấy nhược điểm ấy, «Những Người Khốn Khổ» vẫn là một bộ
tiểu thuyết lớn của thế giới, thấm nhuần một tinh thần nhân đạo cao cả, tiến
bộ rõ rệt và có giá trị lâu dài.